Samsung bị chỉ trích vì bí mật bồi thường công nhân ung thư
Nhiều nạn nhân ung thư và gia đình họ không chấp nhận các thỏa thuận bồi thường của Samsung, yêu cầu Samsung có những biện pháp giải quyết vấn đề có thể gây ung thư cho công nhân
Nguyên nhân được cho là do hãng đã không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn tại các nhà máy bán dẫn do sử dụng các hóa chất nguy hiểm gây ung thư cho công nhân làm việc.
Vấn đề an toàn trong khâu sản xuất của Samsung đã nhận được rất nhiều chỉ trích từ giới truyền thông trong và ngoài Hàn Quốc, đặc biệt là ở châu Âu và Mỹ vốn là hai thị trường quan trọng đối với smartphone của Samsung và các nhà sản xuất khác.
Vào tháng 12 năm ngoái, Samsung, công nhân bị bệnh và gia đình của họ đồng ý để bên thứ ba đứng ra làm trung gian trong khâu giải quyết. Tuy nhiên, do các mâu thuẫn xảy ra nên các bên đã từ chối lời đề nghị hòa giải từ Samsung với tổ chức độc lập mang tên Banolim, được thành lập để giám sát bồi thường và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn tại nhà máy của Samsung.
Ông Hwang Sang-gi, một thành viên sáng lập của Banolim cho biết: “Nếu không có biện pháp phòng ngừa, người lao động sẽ tiếp tục bị bệnh. Và mỗi khi có một công nhận bị bệnh, Samsung sẽ chỉ bồi thường. Nhiều người không cấp nhận viện trợ tài chính của Samsung, bởi họ mong muốn công tác phòng chống hiệu quả được đưa ra”.
Yumi (22 tuổi), con gái ông Hwang, đã mất vì bệnh ung thư trong năm 2007 sau khi cô làm việc trong bộ phận nhúng tấm wafer silicon trong các hóa chất tại nhà máy Giheung của Samsung ở phía nam Seoul. Cái chế của cô Yumi là một trong những vấn đề lo ngại liên quan đến điều kiện sản xuất tại các nhà máy Samsung và ngành công nghiệp bán dẫn của Hàn Quốc nói chung. Cuộc đấu tranh của Hwang đó là tìm hiểu lý do tại sao con gái của ông qua đời tại đây.
Ngoài cô Yumi, hơn 200 công nhân khác làm việc tại nhà máy bán dẫn và LCD của Samsung đã gặp phải căn bệnh ung thư và cần đến sự giúp đỡ từ Banolim, trong số này có 72 nạn nhân đã qua đời. Nhiều nạn nhân ung thư có độ tuổi từ 20 đến 30. Nạn nhân già nhất sinh năn 1980, nhưng hầu hết là những lao động sinh năm 1990 đến 2000.
Trong năm 2012, nhiều nhà điều tra đã bắt đầu quan tâm đến mức độ benzen có trong không khí tại các nhà máy của Samsung. Kết hợp với các chất phụ khác, chúng có thể gây ung thư cho những nạn nhân tiếp xúc trong thời gian dài.
Samsung từ chối đề nghị hòa giải vì họ cho rằng điều này sẽ “kéo dại sự đau đớn của nạn nhân”, như lời của phó chủ tịch Samsung là Baik Sooha cho hay. Theo ông Sooha, vấn đề là xem có bao nhiêu người chấp nhận cách giải quyết của công ty khi họ sẽ trang trải chi phí y tế và đề bù tiền cho nạn nhân. Cho đến nay, 120 người đã chấp nhận yêu cầu bồi thường, chỉ một trong số ít là không đồng ý.
Cũng theo Samsung, trong số những người chấp nhận thì 59 người nhận được khoản tiền không được tiết lộ và đồng ý không theo đuổi hành động pháp lý chống lại Samsung. 9 người khác đang trong quá trình giải quyết. 52 người còn lại hoặc không đáp ứng các tiêu chí của Samsung trong việc giải quyết, và hiện họ vẫn đang trong quá trình đàm phán giải quyết.
Ủy viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc Baskut Tuncak cho biết trong tháng 10 rằng, ông đang cảm thấy lo ngại về kế hoạch bồi thường của Samsung được thực hiện một cách bí mật, vì nó sẽ ảnh hưởng đến biện pháp ngăn ngừa trong tương lai.
Phương Thu (VOV/Wral)