RCEP tác động thế nào đến kinh tế Việt Nam?
RCEP - FTA lớn nhất thế giới chuẩn bị được ký kết tại Hà Nội |
Ký kết thoả thuận hợp tác giữa Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam với Hội Luật Quốc tế Việt Nam |
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định Hiệp định RCEP mang nhiều ý nghĩa và tác động đối với Việt Nam và khối ASEAN.
Bộ trưởng khẳng định đây là một khu vực thương mại và kinh tế tự do quy mô lớn, bao gồm 15 nền kinh tế có trình độ phát triển và nền kinh tế ở mức khác nhau, cơ cấu kinh tế mang tính bổ sung cho nhau. Chính vì vậy, đây là cơ hội rất thuận lợi cho tất cả các nước tham gia để cơ cấu lại, định vị lại các chuỗi cung ứng và tham gia vào chuỗi giá trị trên phạm vi toàn cầu.
Phạm vi quy mô của khu vực này đủ lớn để tất cả doanh nghiệp của các nước có cơ hội tính toán, xây dựng lại chiến lược của mình để tham gia vào chuỗi cung ứng này. Điều này cũng phù hợp với bối cảnh chung của thế giới, nhất là khi chịu tác động của bảo hộ mậu dịch, việc định hình lại các chuỗi cung ứng đang được đẩy nhanh và tổ chức rất quyết liệt.
Với góc độ là một nước có nền kinh tế mở và đã trở thành nước xuất khẩu đứng thứ 25 của thế giới, Việt Nam có cơ hội để định hình lại và có thể khai thác tốt hơn nữa các vị thế mới, từ đó xây dựng vị trí trong bản đồ của các chuỗi cung ứng trên toàn cầu.
Tiếp theo, người đứng đầu ngành Công Thương cho biết Việt Nam không có những cam kết đi xa hơn cam kết trong khuôn khổ của các hiệp định thương mại tự do đã có với các đối tác, nhất là giữa ASEAN với các đối tác. Vì vậy, sức ép cạnh tranh của hàng hóa đối với thị trường nội địa của Việt Nam không đặt quá nặng cho doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Ông đánh giá hoàn toàn có đủ điều kiện để có thể kiểm soát bằng các chính sách trong việc tiếp tục cải cách và nâng cao năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như của doanh nghiệp để đảm bảo được hiệu quả trong việc tham gia hiệp định này.
Cuối cùng, ông Trần Tuấn Anh cho biết mục tiêu và nền tảng chính của RCEP dựa trên 3 yếu tố. Một là tiếp tục tạo ra sự hài hòa về các thủ tục xuất xứ. Hai là tiếp tục là thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại. Ba là tiếp tục là tạo những môi trường thuận lợi để kết nối các nền kinh tế, kiến tạo cơ hội cho tăng cường năng lực sản xuất để thực hiện quan điểm xây dựng ASEAN trở thành một khu vực kinh tế năng động, duy nhất trong khía cạnh sản xuất và thị trường.
"Điều đó khẳng định được vai trò trung tâm của ASEAN và trong vai trò trung tâm của ASEAN hiện nay", ông nói.
Bộ trưởng Công Thương cũng đánh giá Việt Nam đang có một vị thế, một vai trò có ảnh hưởng lớn. Cùng với các hiệp định thương mại tự do khác, nhất là hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, Hiệp định RCEP chắc chắn sẽ tiếp tục thúc đẩy cải cách của Việt Nam theo hướng tiến bộ và tích cực hơn nữa. Từ đó tiếp tục cải cách và hoàn thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.
Bên cạnh đó, ông Tuấn Anh đánh giá Hiệp định RCEP được ký tại thời điểm "thiên thời, địa lợi, nhân hòa" khi thế giới đang định vị tổ chức lại các chuỗi cung ứng và hoạt động đầu tư đang có xu hướng chuyển dịch. Điều này cho thấy Việt Nam và các nước ASEAN hoàn toàn có cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài, đặc biệt từ các nước trong hiệp định cũng như các nước đối tác để có thể nâng cao năng lực công nghệ, năng lực sản xuất, chất lượng lao động, năng suất lao động cũng như năng lực cạnh tranh của quốc gia và của cả khu vực.
Kinh tế đêm – mảnh ghép hoàn hảo cho bức tranh kinh tế Là một thành phần quan trọng trong bức tranh kinh tế tổng thể của nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới, nhưng tại Việt ... |
RCEP - FTA lớn nhất thế giới chuẩn bị được ký kết tại Hà Nội Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) dự kiến ký kết trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ ... |
Ký kết thoả thuận hợp tác giữa Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam với Hội Luật Quốc tế Việt Nam Chiều ngày 27/10, tại Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Thoả thuận hợp tác giữa Quỹ Hoà bình và Phát triển Việt Nam ... |