Ra mắt Tài liệu về hỗ trợ cho phụ nữ là nạn nhân bị bạo lực, mua bán ra nước ngoài
Hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực, buôn bán tại nước ngoài Ngày 2/6, tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức Hội thảo tham vấn Tài liệu hướng dẫn (SOP) về điều phối, chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ cho phụ nữ bị bạo lực/ buổi bán (tại nước ngoài). |
Hỗ trợ phát triển sinh kế và hòa nhập cộng đồng cho nạn nhân mua bán người Ngày 6/6, tại Hà Nội, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển tổ chức Hội thảo tham vấn tài liệu “Hướng dẫn quy trình triển khai thực hiện mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế, hoà nhập cộng đồng cho các nạn nhân mua bán người”. |
Bà Dương Ngọc Linh, Giám đốc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển cho biết, phụ nữ di cư chiếm tỷ trọng lớn trong lực lượng di cư ở Việt Nam trong thập niên gần đây. Theo báo cáo của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, bình quân mỗi năm (trước đại dịch COVID-19) Việt Nam có khoảng 110.000 người ra nước ngoài làm việc. Lao động nữ ở nước ngoài có nguy cơ bị ảnh hưởng tiêu cực theo nhiều cách. Họ bị trả lương thấp hơn thỏa thuận ban đầu, không được chữa trị khi ốm đau, ít được tiếp cận các chế độ y tế và an sinh xã hội, điều kiện sống và làm việc khó khăn thậm chí phải chịu nhiều hình thức bạo lực...
Theo bà Dương Ngọc Linh, trong quá trình xây dựng, tiếp thu và hoàn thiện Tài liệu “Hướng dẫn quy trình, cách thức hỗ trợ, chuyển tuyến dịch vụ cho phụ nữ bị bạo lực/mua bán ở nước ngoài (SOP dành cho cán bộ đường dây nóng)”, Trung tâm đã nhận được rất nhiều những ý kiến góp ý từ những người làm công tác hỗ trợ trực tiếp nạn nhân đến các chuyên gia, đại diện các bộ, ban ngành.
Một số vấn đề nổi bật được đưa ra như: người di cư như không thông thạo ngoại ngữ, không biết gọi cho ai, không biết thủ tục pháp lý thế nào khi gặp những vấn đề tại nước ngoài; Các cán bộ trực tổng đài gặp khá nhiều khó khăn, bối rối khi tiếp nhận cuộc gọi cầu cứu từ nạn nhân bị bạo lực/buôn bán tại nước ngoài như quy trình xử lý thế nào, thực hiện điều phối và chuyển tuyến dịch vụ hỗ trợ ra sao? Sau khi nạn nhân về nước thì hỗ trợ, cung cấp các dịch vụ thiết yếu như thế nào để họ sớm ổn định cuộc sống? Những vấn đề đặt ra cho thấy rõ ràng cần thiết có tài liệu hướng dẫn chi tiết cho cán bộ đường dây nóng về quy trình, cách thức hỗ trợ, chuyển tuyến dịch vụ cho phụ nữ bị bạo lực/mua bán ở nước ngoài.
“Chúng tôi hy vọng rằng thông qua Hội thảo ra mắt này cũng như Khóa Tập huấn sử dụng tài liệu cho các cán bộ đường dây nóng, các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà tạm lánh…, Tài liệu này sẽ được sử dụng tại các Nhà tạm lánh, các đơn vị hỗ trợ có đường dây nóng, đồng thời việc áp dụng SOP cho cán bộ đường dây nóng sẽ được thực hiện hiệu quả, góp phần hỗ trợ một cách thiết thực nạn nhân bị bạo lực, mua bán tại nước ngoài”, bà Linh chia sẻ.
Trung tâm Phụ nữ và Phát triển phối hợp với UNWOMEN tổ chức ra mắt Tài liệu “Hướng dẫn quy trình, cách thức hỗ trợ, chuyển tuyến dịch vụ cho phụ nữ bị bạo lực/mua bán ở nước ngoài. |
Bà Caroline T. Nyamayemomb, Quyền Trưởng Đại diện Văn phòng UN Women Việt Nam cho biết, Việt Nam đứng vững trong top 10 nước nhận kiều hối nhiều nhất thế giới với 18,2 tỷ USD trong năm 2021 chiếm 5,1% GDP, cho thấy tầm quan trọng về mặt kinh tế của di cư lao động.
Bà Caroline T. Nyamayemomb cho biết, trong bối cảnh này, việc tiếp cận thông tin hỗ trợ trong lúc khủng hoảng một cách kịp thời, rõ ràng và chính xác đối với bất kỳ phụ nữ hoặc trẻ em gái nào đã hoặc đang bị bạo lực thể xác, tình dục hoặc các hình thức bạo lực khác.
Thông tin hỗ trợ trong khủng hoảng gồm có thông tin về quyền của phụ nữ và trẻ em gái, phạm vi và tính chất của các dịch vụ sẵn có, đồng thời dịch vụ được cung cấp theo cách không đổ lỗi và không phán xét. Việc hỗ trợ thông tin cần đảm bảo phù hợp với nhu cầu của phụ nữ và trẻ em gái, đồng thời giúp họ đưa ra lựa chọn cho bản thân mình. Thông tin hỗ trợ trong khủng hoảng cần đảm bảo sẵn sàng cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, cũng như cho gia đình và bạn bè, đồng nghiệp, người cung cấp dịch vụ hành pháp và y tế là những đối tượng có thể có vai trò hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái tiếp cận các dịch vụ một cách an toàn, nếu họ chọn sử dụng dịch vụ hỗ trợ.
Số liệu trong 10 năm qua của Nhà tạm lánh Ngôi nhà Bình yên (NNBY), nay là Trung tâm Trợ giúp xã hội Ngôi nhà Bình yên, khi cung cấp dịch vụ tham vấn cho 14.000 lượt người về các vấn đề liên quan đến quyền phụ nữ, phòng chống bạo lực giới cho thấy 24,5% vụ việc liên quan đến phòng chống mua bán người và di cư. Trong số 1.400 phụ nữ, trẻ em tạm lánh tại 3 Ngôi nhà Bình yên có 400 phụ nữ di cư quốc tế, trong đó 66.2% bị bóc lột tình dục, bị xâm hại tình dục; 13,46 % phụ nữ bị mua bán vì mục đích lao động, đặc biệt, có tới 11,2% vừa bị bóc lột tình dục, vừa bị bóc lột sức lao động. |
An Giang: Hỗ trợ 100 triệu đồng cho phụ nữ nghèo nơi biên giới Chiều 16/3, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) và Hội Chữ Thập đỏ (CTĐ) tỉnh An Giang phối hợp tổ chức lễ trao mô hình sinh kế cho 10 hội viên phụ nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang. |
Quảng Nam hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn hòa nhập cộng đồng bền vững UBND tỉnh Quảng Nam vừa có Kế hoạch 1522/KH-UBND thực hiện công tác hỗ trợ nạn nhân bị mua bán trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2023. Qua đó nhằm nâng cao hiệu quả công tác hỗ trợ nạn nhân, đảm bảo sự bình đẳng, tăng tỷ lệ nạn nhân bị mua bán được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ hỗ trợ và hòa nhập cộng đồng bền vững. |