Quy định xử phạt trục xuất người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam
Người bị trục xuất có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất. |
Trong đó, Nghị định quy định xử phạt trục xuất và quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất.
Cụ thể, đối tượng áp dụng hình thức xử phạt trục xuất: Cá nhân là người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì tùy theo mức độ của hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức bị xử phạt trục xuất theo quy định tại Điều 27 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Người bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất có quyền:
+ Được biết lý do bị trục xuất, nhận quyết định trục xuất chậm nhất 48 giờ trước khi thi hành; được yêu cầu có người phiên dịch khi làm việc với cơ quan, người có thẩm quyền.
+ Được thực hiện các chế độ quy định tại Nghị định số 65/2020/NĐ-CP ngày 10/6/2020 quy định về tổ chức và các chế độ đối với người lưu trú tại cơ sở lưu trú trong thời gian chờ xuất cảnh.
+ Được mang theo tài sản hợp pháp của mình ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.
+ Được khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Người bị trục xuất có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định ghi trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính có áp dụng hình thức xử phạt trục xuất; xuất trình giấy tờ tùy thân theo yêu cầu của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh; tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam, chịu sự quản lý của cơ quan công an trong thời gian làm thủ tục trục xuất; nhanh chóng chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về dân sự, hành chính, kinh tế theo quy định của pháp luật (nếu có); hoàn thành các thủ tục cần thiết để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất bị áp dụng biện pháp quản lý trong những trường hợp sau:
+ Khi có căn cứ cho rằng, nếu không áp dụng biện pháp cần thiết để quản lý thì người đó sẽ trốn tránh hoặc cản trở việc thi hành quyết định xử phạt trục xuất;
+ Để ngăn chặn người đó tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Biện pháp quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong thời gian làm thủ tục trục xuất gồm: Hạn chế việc đi lại của người bị quản lý; chỉ định chỗ ở của người bị quản lý; tạm giữ hộ chiếu hoặc giấy tờ tùy thân khác thay hộ chiếu.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/12022.
Người nước ngoài "mắc kẹt" tại Phan Thiết vững lòng vượt qua đại dịch nhờ sự sự đùm bọc, sẻ chia của Việt Nam Hơn một năm nay, khu homestay, nhà hàng có tên Ihome của anh Bùi Việt Hưng (phường Hàm Tiến, TP Phan Thiết) trở thành nơi trú ngụ của hàng chục vị khách nước ngoài đến từ Nga, Thụy Điển, Anh… bị “mắc kẹt” do dịch Covid-19, trong đó có anh Roberto Cochrane. |
3 giải pháp hỗ trợ lao động người nước ngoài vượt qua khó khăn do dịch COVID-19 của tỉnh Khánh Hòa Với tinh thần "tương thân tương ái" của người Việt, thời gian qua các cơ quan chức năng, tổ chức hữu nghị tại tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ người lao động nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội và sức khỏe cộng đồng. |
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nước ngoài tại Quảng Nam Sáng 12/10, tại Sở KH&CN tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân - Chủ tịch Hội đồng KH&CN tỉnh chủ trì buổi xét duyệt đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý người nước ngoài trên địa bàn Quảng Nam”. Đề tài do Thượng tá Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Công an tỉnh chủ nhiệm, dự kiến triển khai nghiên cứu trong giai đoạn 2022 - 2023. |