Quy định những trường hợp bị miễn nhiệm, cho từ chức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Quyết định 49/QĐ-UBND về việc thực hiện công tác cán bộ đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của thành phố.
Quyết định 49/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội quy định cụ thể về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cho từ chức đối với công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý, người quản lý doanh nghiệp.
Về nguyên tắc bổ nhiệm, Quyết định 49/QĐ-UBND yêu cầu bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, phát huy đầy đủ quyền hạn, trách nhiệm của từng thành viên và người đứng đầu.
Trụ sở UBND TP Hà Nội (Ảnh: T.L). |
Việc bổ nhiệm cũng phải bảo đảm sự ổn định, kế thừa và phát triển của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. Không thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với các trường hợp đang bị xem xét, xử lý kỷ luật.
Đáng chú ý, Quyết định 49/QĐ-UBND có một chương về từ chức, miễn nhiệm và bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức, miễn nhiệm. Nguyên tắc là cấp nào ra quyết định bổ nhiệm thì cấp đó xem xét, quyết định việc cho từ chức, miễn nhiệm.
Theo quy định, việc xem xét cho từ chức, thôi giữ chức vụ được thực hiện trong các trường hợp: Do hạn chế về năng lực; để cơ quan xảy ra sai phạm nghiêm trọng; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định.
Quy định cũng nêu, việc xem xét từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Đáng chú ý, Quyết định 49/QĐ-UBND có một chương về từ chức, miễn nhiệm và bố trí cán bộ lãnh đạo, quản lý sau khi từ chức, miễn nhiệm. Nguyên tắc là cấp nào ra quyết định bổ nhiệm thì cấp đó xem xét, quyết định việc cho từ chức, miễn nhiệm.
Theo quy định, việc xem xét cho từ chức, thôi giữ chức vụ được thực hiện trong các trường hợp: Do hạn chế về năng lực; để cơ quan xảy ra sai phạm nghiêm trọng; để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách hoặc cấp dưới trực tiếp xảy ra tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng; có trên 50% số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định…
Quy định cũng nêu, việc xem xét từ chức liên quan đến trách nhiệm của người đứng đầu khi cấp có thẩm quyền kết luận để cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý, phụ trách xảy ra tham nhũng, tiêu cực.
Cũng theo Quyết định 49/QĐ-UBND, việc xem xét miễn nhiệm đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý được thực hiện trong các trường hợp sau: Bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách nhưng uy tín giảm sút không thể đảm nhiệm chức vụ được giao; bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo 2 lần trở lên trong thời hạn bổ nhiệm; có 2/3 số phiếu tín nhiệm thấp tại kỳ lấy phiếu theo quy định. |