Quốc tế đánh giá cao Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người
Việt Nam nỗ lực bảo đảm quyền con người và thực hiện các khuyến nghị UPR Ngày 4/9, tại Hà Nội diễn ra Hội thảo giới thiệu về Kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ III ... |
Học giả Nga đánh giá tích cực những bước tiến vượt bậc của Việt Nam Từ ngày 2/9/1945, thời điểm Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập trên Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) đến nay, ... |
Báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn hơn của các nước
Tại Hội thảo thông tin về kế hoạch tổng thể thực hiện các khuyến nghị Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ III Việt Nam đã chấp thuận tại Hà Nội ngày 4/9, ông Trần Chí Thành, Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao cho biết, Chu kỳ ra soát UPR đã được tiến hành với Việt Nam với hai sự kiện là Phiên đối thoại về báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam tại HĐNQ (tháng 1/2019) và Phiên họp của HĐNQ thông qua báo cáo quốc gia của Việt Nam (tháng 7/2019).
"Trong quá trình này có thể nhận thấy báo cáo UPR chu kỳ III của Việt Nam nhận được sự quan tâm lớn hơn của các nước, các tổ chức quốc tế so với hai chu kỳ trước. Số lượng các nước phát biểu và số lượng khuyến nghị tăng nhiều so với chu kỳ II (291 khuyến nghị của 121 quốc gia so với 227 khuyến nghị của 106 quốc gia tại chu kỳ II)", ông Thành cho biết.
Ông Trần Chí Thành, Phó Vụ trưởng Vụ các Tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại giao phát biểu tại Hội thảo. |
Theo ông Thành, nội dung các khuyến nghị của các nước cũng có sự điều chỉnh so với hay chu kỳ trước. Số lượng các khuyến nghị liên quan đến hoàn thiện, sửa đổi hệ thống pháp luật về quyền con người trong chu kỳ III là 44 khuyến nghị, tăng gần gấp đôi so với số khuyến nghị trong chu kỳ II (23 khuyến nghị). Các khuyến nghị về bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương cũng gia tăng mạnh so với chu kỳ II với 68 khuyến nghị (chiếm ¼ số khuyến nghị chu kỳ II mà Việt Nam đã nhận được), trong khi chu kỳ II chỉ có hơn 40 khuyến nghị.
Bên cạnh đó, các khuyến nghị về thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người cũng có sự thay đổi nhất định. Nếu như ở chu kỳ II, các nước phần lớn đưa ra các khuyến nghị về gia nhập các Công ước cơ bản về quyền con người thì các khuyến nghị chu kỳ III lại tập trung hơn về phê chuẩn các Nghị định thư bổ sung của các Công ước trên, hay phê chuẩn các Công ước ILO.
Trong tổng số 291 khuyến nghị nhận được, vào tháng 7/2019, Việt Nam đã tuyên bố chấp thuận 241 khuyến nghị (chiếm gần 83%), trong đó 220 khuyến nghị chấp thuận đầy đủ. Đây là tỉ lệ chấp thuận cao so với mặt bằng chung của các quốc gia (tỉ lệ trung bình 2009- 2018 của các nước đạt 73,33%; tỉ lệ chấp thuận của Việt Nam chu kỳ II cũng chỉ đạt 80,2%).
Các khuyến nghị Việt Nam chấp thuận trong chu kỳ III tập trung vào: Hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người; Thúc đẩy hơn nữa quyền kinh tế, văn hóa, xã hội, như tăng cường tiếp cận y tế, nước sạch giáo dục, dịch vụ công, xóa bỏ bất bình đẳng; Thúc đẩy quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, nhất là trong bình đẳng giới, quyền trẻ em, quyền của người khuyết tật và quyền của người dân tộc thiểu số.
Cũng theo ông Thành, các khuyến nghị Việt Nam không chấp thuận là các khuyến nghị về việc gia nhập hoặc phê chuẩn các công ước, điều ước quốc tế hoặc nghị định thư tùy chọn, đề nghị điều chỉnh, xây dưng các văn bản pháp luật mà Việt Nam chưa có kế hoạch sửa đổi, hay khuyến nghị liên quan đến án tử hình.
“Tuy nhiên, không chấp thuận các khuyến nghị không có nghĩa rằng Việt Nam hoàn toàn bác bỏ vấn đề đó; việc xem xét, chấp thuận hay không chấp thuận khuyến nghị phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thực tế trong nước, thời gian và tính khả thi của việc hoàn thành khuyến nghị đó trong một chu kỳ UPR”, ông nói.
Tham dự Hội thảo, Đại sứ Malaysia tại Việt Nam, bà Dato’ Shariffah Norhana Syed Mustaffa đã chúc mừng những nỗ lực của Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền.
“Tôi đánh giá cao những tiến bộ của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền con người trong chu kỳ UPR lần thứ 3. Việt Nam đã chấp thuận 241/291 khuyến nghị do các nước thành viên LHQ đưa ra. Đây là một tỉ lệ chấp thuận cao và cho thấy quyết tâm của Việt Nam đề cao và thúc đẩy quyền con người. Con số này cho thấy thế giới cũng rất chú ý đến Việt Nam. Năm 2018 chỉ có dưới 100 khuyến nghị được chấp thuận”, bà cho biết.
Trong khi đó, Đại diện Liên minh Châu Âu tại Việt Nam cam kết "Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người".
Toàn cảnh hội thảo. |
Thực hiện đúng tiến độ và đầy đủ các khuyến nghị UPR chu kỳ III
Ông Nguyễn Văn Kỷ, Phó Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Công an, cho biết: Bộ Công an được phân công chủ trì thực hiện 27 khuyến nghị thuộc nhiều lĩnh vực, nhóm quyền khác nhau. Trong Bộ Công an, Cục Đối ngoại là đơn vị đầu mối, được lãnh đạo Bộ phân công chủ trì xây dựng kế hoạch triển khai 27 khuyến nghị.
Cụ thể: Đẩy mạnh việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực quyền con người trong công tác công an, góp phần phục vụ có hiệu quả chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực bảo vệ và thúc đẩy quyền con người.
Chủ động và thống nhất triển khai các khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận theo Cơ chế UPR chu kỳ III trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công an.
Tạo cơ chế phố hợp hiệu quả giữa công an các đơn vị, địa phương trong triển khai thực hiện các khuyến nghị UPR; tăng cường phối hợp giữa Bộ Công an với các Bộ, ngành, địa phương trong quá trình triển khai thực hiện khuyến nghị.
Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ, công an nhân dân về quyền con người và vai trò của công tác nhân quyền đối với lĩnh vực chính trị, xã hội và đối ngoại của đất nước.
Trong khi đó, ThS Nguyễn Linh Kha, Phó Vụ trưởng Vụ pháp luật quốc tế, Bộ Tư pháp cho biết Bộ Tư pháp được phân công thực hiện 76 khuyến nghị, trong đó chủ trì 28 khuyến nghị, và phối hợp 48 khuyến nghị. Cụ thể: Hoàn thiện pháp luật, thể chế về quyền con người; Chính sách bảo đảm các quyền dân sự, chính trị; Chính sách bảo đảm quyền của các nhóm dễ bị tổn thương; Tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền con người; Thực hiện các cam kết quốc tế về quyền con người và tăng cường hợp tác quốc tế.
Ông Đinh Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại, Bộ TT&TT cho biết Bộ TT&TT được giao chủ trì thực hiện 13 khuyến nghị, phối hợp thực hiện 21 khuyến nghị tập trung vào 3 lĩnh vực cụ thể: Xây dựng chính sách đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do internet (7 khuyến nghị); Đầu tư nguồn lực và triển khai các chương trình, đề án, nhiệm vụ nhằm thu hẹp khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa các vùng miền trên toàn quốc (3 khuyến nghị); Thúc đẩy sự đóng góp của truyền thông trong việc nâng cao nhận thức về quyền con người (3 khuyến nghị).
Sau khi ban hành Kế hoạch, Bộ TT&TT đã tích cực triển khai một số giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo thực hiện các khuyến nghị và Bộ được phân công đúng tiến độ, chất lượng.
“Có thể nói, đến thời điểm này hiện tại, Bộ TT&TT đang thực hiện tương đối đúng tiến độ và đầy đủ các khuyến nghị nhận được”, ông Dũng cho biết.
Trên cơ sở tổng hợp, phân loại các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam đã chấp nhận, Kế hoạch tổng thế đặt ra 6 nhóm giải pháp chính gồm: Thứ nhất là giải pháp về hoàn thiện pháp luật, thể chế về quyền con người. Thứ hai là nhóm giải pháp về chính sách bảo đảm các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa. Thứ ba là nhóm giải pháp về chính sách bảo đảm các quyền dân sự, chính trị. Thứ tư, ngoài việc lồng ghép vào các biện pháp theo vấn đề quyền nêu trên; nhóm giải pháp dành riêng cho việc thúc đẩy bình đẳng giới và bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương cũng là nội dung quan tọng của Kế hoạch Tổng thể. Thứ năm, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức về quyền con người. Thứ sáu, thực hiện các cam kết quốc tế và tăng cường hợp tác quốc tế về quyền con người. Kế hoạch Tổng thể đặt ra phân công cụ thể cho việc thực hiện 241 khuyến nghị mà Việt Nam đã chấp thuận với gần 20 Bộ, ngành, cơ quan Trung ương được giao chủ trì hoặc phối hợp thực hiện, đồng thời giao Bộ Ngoại giao là cơ quan chủ trì, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch Tổng thể. |
Việt Nam nỗ lực bảo đảm quyền con người và thực hiện các khuyến nghị UPR |
Luật quốc tế trên không gian mạng: Nền tảng đảm bảo quyền con người và lợi ích quốc gia |