Quảng Ninh tháo gỡ khó khăn cho ngư dân trước giá xăng dầu tăng
Từng bước tháo gỡ khó khăn, chắp cánh cho nền kinh tế phát triển Tiếp tục chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 3, trong phiên thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 diễn ra sáng 1/6, nhiều đại biểu đã nêu một số nội dung trọng tâm trong quá trình phục hồi, phát triển kinh tế hậu đại dịch. |
Hợp tác tháo gỡ khó khăn của các ngành điện, than tại tỉnh Quảng Ninh Ngày 10/5, tại Quảng Ninh, UBND tỉnh Quảng Ninh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) có buổi làm việc về hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. |
Theo báo Quảng Ninh, tại cuộc họp, các địa phương cũng đã báo cáo tình hình thực tế, ngư dân có cơ hội chia sẻ về những khó khăn, vướng mắc. Đồng thời, đưa ra đề xuất, kiến nghị đến Sở NN&PTNT, Sở Công thương và UBND tỉnh để có phương án sớm khắc phục, đảm bảo hoạt động sản xuất cho người dân.
Hàng loạt tàu đánh bắt cá tại Quảng Ninh không dám ra khơi vì giá dầu tăng, đội chi phí cao, thua lỗ sau các chuyến biển. (Ảnh: TXVN) |
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Văn Thành yêu cầu Sở NN&PTNT và Sở Công thương nhanh chóng xây dựng văn bản gửi UBND tỉnh báo cáo Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương có chính sách hỗ trợ bình ổn giá xăng, đảm bảo sản xuất cho ngư dân nói riêng và người dân nói chung. Bên cạnh đó, chỉ đạo Sở NN&PTNT phối hợp với địa phương thường xuyên dự báo ngư trường chính xác, đảm bảo độ tin cậy cao, cung cấp cho các chủ tàu cá, giảm chi phí di chuyển dò tìm các đối tượng đánh bắt để tăng hiệu quả sản xuất trên biển.
Cùng với đó, tổ chức thành lập các các tổ đội, nghiệp đoàn nghề cá có tàu dịch vụ chuyển tải sản phẩm về bờ để giảm chi phí xăng, dầu phục vụ sản xuất đồng thời tăng hiệu quả chuyến biển. Các địa phương chủ động hỗ trợ trực tiếp các chủ tàu cá thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến đăng ký tàu cá, cấp giấy phép khai thác thủy sản giảm thời gian đi lại, tranh thủ đi hoạt động sản xuất trên biển. Đồng thời, tăng cường nắm bắt thông tin về tình hình hoạt động sản xuất ngư nghiệp trên địa bàn quản lý, cũng như việc vay tín dụng để kịp thời tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các chủ tàu.
Về lâu dài, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT cần cơ cấu lại sản xuất, theo hướng mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, tập trung nâng cao chất lượng chế biến thủy sản; cơ cấu lại đội tàu, lựa chọn một số lĩnh vực có giá trị cao để phát triển; mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, tránh phụ thuộc vào một thị trường dẫn đến bị động, ứ đọng nông sản của người dân…
Tỉnh Quảng Ninh hiện có 7.966 tàu; trong đó có trên 200 tàu đánh bắt xa bờ (từ 15m trở lên), còn lại là các tàu đánh bắt vùng ven biển (nhỏ hơn hoặc từ 6m đến dưới 15m). Các tàu cá trong tỉnh hoạt động các nhóm nghề chủ yếu như lưới chụp, lưới kéo, lưới rê, câu, pha xúc, hậu cần đánh bắt nguồn lợi thủy sản và nghề khác; ngư trường khai thác chủ yếu vùng biển Vịnh Bắc Bộ, một số tàu cá hoạt động tại vùng biển các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nam Bộ.
Tại Cảng Cái Rồng (huyện Vân Đồn) có gần 400 tàu cố định, nhưng chỉ có khoảng 20 tàu đi khai thác, còn lại đang dừng nghỉ, chủ yếu là các tàu đánh ở tuyến ven bờ.
Làm sạch biển và tặng 370 lá cờ Tổ quốc cho các hộ ngư dân tại Quảng Trị Ngày 23/4, tại bãi biển Mỹ Thủy (xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị), Tỉnh đoàn Quảng Trị phối hợp với Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị tổ chức ra quân chiến dịch “Hãy làm sạch biển” và Ngày Chủ nhật xanh lần thứ 2 năm 2022. |
Tặng quà cho ngư dân tàu cá Quảng Nam, Quảng Trị vương khơi bám biển Sáng 10/4, cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã tổ chức thăm, tặng quà cho các tàu cá đang neo đậu tại âu tàu của đảo. |