Quảng Bình: Chủ động phương châm “Bốn tại chỗ” khu vực biên giới biển
Tuấn Quỳnh ̣(TH) 12/07/2022 15:20 | Nhịp sống biển đảo
Cùng như nhiều địa phương khác ở miền Trung, tỉnh Quảng Bình có cả đường biên giới biển và đường biên giới trên đất liền dài, dân cư sinh sống đông đúc. Khu vực biên giới đất liền địa hình rừng núi, độ dốc cao, hiểm trở, người dân định cư chủ yếu ở triền núi và dọc các khe suối, tiềm ẩn nguy cơ bị chia cắt, lũ quét, sạt lở đất khi mùa mưa bão đến.
Trong khi đó, tuyến biên giới biển của Quảng Bình có 5 cửa sông lớn nhưng đang bị bồi đắp, khiến cho các phương tiện vận tải biển và tàu thuyền ngư dân ra vào gặp nhiều khó khăn, dễ xảy ra tai nạn. Khu vực dân cư ven bờ biển tỉnh Quảng Bình chủ yếu có địa hình thấp, không có các đảo che chắn, thường chịu ảnh hưởng trực tiếp khi bão đổ bộ.
![]() |
Hải đội 2, BĐBP Quảng Bình tổ chức công tác huấn luyện tình huống cứu người gặp nạn trên biển (Ảnh: Báo Biên Phòng). |
Những năm gần đây, địa bàn tỉnh Quảng Bình nói chung và khu vực biên giới, vùng biển nói riêng phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai lớn. Có những năm, địa phương phải gánh chịu liên tiếp 3-4 cơn bão và các đợt mưa lũ chồng lên nhau. Trước thực tế đó, trong những năm qua, lực lượng chức năng ở Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị triển khai quân số, phương tiện, phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ nhân dân ứng phó, giảm nhẹ thiệt hại và khắc phục hậu quả thiên tai gây ra với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Năm 2022, khu vực miền Trung, trong đó có địa bàn tỉnh Quảng Bình được dự báo sẽ tiếp tục gánh chịu nhiều đợt mưa, bão lớn. Do đó, từ kinh nghiệm của những năm trước, lực lượng chức năng Quảng Bình đã tổ chức tập huấn công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho các đồng chí là chỉ huy, cán bộ các đơn vị về quy trình xử lý vụ việc ứng phó sự cố, thiên tai sát với tình hình thực tế, địa bàn.
Ngoài đội ngũ chuyên trách, các đơn vị lựa chọn cán bộ đủ khả năng để tập huấn tính năng điều khiển, bảo quản và sửa chữa hỏng hóc thông thường các thiết bị như ca nô ST450, ST660 để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ trên biển, trên sông...
![]() |
Neo đậu tàu thuyền tránh trú bão (Ảnh minh họa. Nguồn: TTXVN). |
Một trong những nội dung được BĐBP Quảng Bình đề cao là duy trì nghiêm chế độ trực chỉ huy, trực ban, trực quân số, phương tiện theo quy định trước các đợt thiên tai. Hiện nay, các đơn vị đều lập các tổ, đội xung kích, sẵn sàng cùng chính quyền địa phương và nhân dân ứng phó kịp thời, có hiệu quả các tình huống thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả).
Từ đầu năm đến nay, các đồn Biên phòng đã tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo phương châm “4 tại chỗ” cho hàng nghìn người dân; tổ chức tuyên truyền 12 buổi trên hệ thống loa truyền thanh các xã; tuyên truyền lưu động 14 buổi/56 cán bộ, chiến sĩ tham gia, kết hợp phát 520 tờ rơi cho nhân dân ở vùng có nguy cơ ngập, lụt, sạt lở đất đá và ngư dân tham gia khai thác hải sản trên biển.



Đáng chú ý
Phản ánh rõ nét, sâu sắc công tác xây dựng Đảng

Bài viết mới
Cảnh sát biển cấp cứu ngư dân gặp nạn trên biển

Vùng 2 Hải quân cứu nạn tàu cá và 9 ngư dân bị trôi dạt trên biển

Chuyên đề

Biểu tượng văn hóa của Việt Nam là hoa sen, của Nhật là hoa anh đào. Sự hòa hợp của nhân dân hai nước được ví như hòa hợp của hai loài hoa. Quan hệ hữu nghị của nhân dân sẽ bền vững, thực chất và hiệu quả khi bắt nguồn từ sự đồng cảm, hợp tác về văn hóa.

Sau 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, dù tình hình thế giới và khu vực có nhiều biến động, nhưng hợp tác kinh tế Việt Nam và Hàn Quốc luôn phát triển mạnh mẽ, thực chất, là điểm sáng và trụ cột quan trọng trong quan hệ hợp tác hai nước.