Phụ huynh cần làm gì khi con bị bắt nạt trên mạng?
Ngăn chặn trình trạng bắt nạt trẻ em trên môi trường mạng Hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) vừa diễn ra vào cuối tháng 11/2020. |
ASEAN tìm giải pháp bảo vệ trẻ em khỏi bắt nạt ở trường học và môi trường mạng Ngày 26/11, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp phối hợp với Ban Thư ký ASEAN và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNECEF) tổ chức hội nghị trực tuyến về bắt nạt trẻ em tại trường học và trên môi trường mạng trong ASEAN. |
Để vượt qua tình trạng bị bắt nạt trên mạng, trẻ cần tình yêu và sự hỗ trợ của bố mẹ. Vì vậy, trước hết, các bậc cha mẹ cần biết lắng nghe và cảm thông với trẻ. Bố mẹ thường có xu hướng cố gắng sửa chữa mọi chuyện, phân định đúng sai và áp đặt lời khuyên cho trẻ ngay từ đầu. Nhưng điều đó lại không giải tỏa được áp lực tâm lý cho trẻ, thậm chí làm cho áp lực đó trở nên nặng nề hơn. Trong tình huống trẻ bị xúc phạm, bắt nạt, xâm hại trên không gian mạng, điều quan trọng đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là đáp ứng nhu cầu cảm xúc, cần được chia sẻ của trẻ. Hãy nhờ trẻ diễn giải những chuyện đang xảy ra, cho xem các bài đăng/đoạn chat và chụp màn hình.
Trong tình huống này, các bậc cha mẹ cần sát cánh bên trẻ, nhắc trẻ rằng con không đơn độc. Bắt nạt trên mạng có thể khiến trẻ cảm thấy bị cô lập, không có ai bên cạnh. Hãy xóa đi suy nghĩ này của trẻ bằng cách chứng minh cho con thấy có những người quan tâm và luôn ở bên con.
Ảnh minh hoạ. |
Một trong những khía cạnh độc đáo của bắt nạt trên mạng là để lại dấu vết. Nếu như một cuộc bắt nạt trên đường phố, ở trường học có thể không để lại dấu vết gì, thì một cuộc bắt nạt trên mạng sẽ không bao giờ có thể “phi tang”. Các bậc phụ huynh nên bảo vệ con bằng cách lưu đường link, in email, website và chụp toàn bộ những bài đăng chứa nội dung tiêu cực về con.
Một trong những lý do trẻ không đề cập đến việc bị bắt nạt trực tuyến là sợ bố mẹ sẽ tịch thu điện thoại hoặc giới hạn thời gian truy cập mạng xã hội. Dù quyết định đó của bố mẹ xuất phát từ ý tốt, nhưng khi làm vậy, trẻ vẫn có cảm giác bị phạt. Thay vì không cho trẻ dùng điện thoại, các bậc phụ huynh có thể ở cạnh con và cùng tìm cách để con dùng Internet một cách an toàn. Điều này sẽ củng cố thông điệp rằng bị bắt nạt không phải lỗi của trẻ đồng thời động viên các con cởi mở chia sẻ về các vấn đề tiêu cực trên mạng.
Nếu trẻ cảm thấy thoải mái, phụ huynh có thể trình bày vấn đề và đưa bằng chứng cho các giáo viên hoặc nhà quản lý trường học. Bên cạnh đó, bố mẹ nên dành thời gian để trò chuyện với con mỗi tuần, xem trẻ cảm thấy thế nào khi lên mạng, không nên ngừng nói chuyện với trẻ về cuộc sống trên mạng, ngay cả sau khi đã báo cáo tình trạng của con. Cha mẹ có thể kết nối với trẻ bằng cách nhờ con dạy cho bạn về những ứng dụng hay trò chơi mới nhất. Sẽ là quá muộn nếu chỉ quan tâm đến con khi có điều không hay xảy ra.
Con người trên không gian mạng cần được bảo vệ như ngoài đời thực Ngày 26/6, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Văn phòng Thường trực về Nhân quyền Chính phủ và Viện Quyền con người, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức Hội thảo “Quyền con người trên không gian mạng”. |
Muôn kiểu trông con tại nhà của phụ huynh mùa dịch Covid-19 Đợt nghỉ dịch bệnh nCoV vẫn đang kéo dài, phụ huynh không khỏi đau đầu khi con em không thể đến trường. Hãy chiêm ngưỡng những khoảnh khắc dở khóc dở cười do những đứa trẻ gây ra trong chuỗi ngày nghỉ vô thời hạn. |