Phớt lờ 'lệnh cấm', cố tình mở hàng quán giữa dịch Covid-19 có thể bị phạt 10 triệu đồng
Phong tỏa cả đường bộ, đường sông nơi nữ bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở khi về nước |
Trở thành 'ổ dịch' Covid-19 lớn nhất châu Phi, Nam Phi ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc |
Quán bia trên đường Huỳnh Thúc Kháng (Hà Nội) đông nghịt khách. (Ảnh: Dân trí) |
Ngày 25/3, UBND TP Hà Nội đã có văn bản hỏa tốc về việc thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất lây lan dịch Covid-19 trên địa bàn thành phố.
Theo đó, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tạm thời đóng cửa các cơ sở kinh doanh dịch vụ không cần thiết như: Dịch vụ karaoke, massage, quán bar, vũ trường, kinh doanh trò chơi điện tử, rạp chiếu phim, sân vận động, các môn thể thao đông người... để hạn chế tối đa việc tụ tập đông người, trừ các cơ sở kinh doanh dịch vụ các mặt hàng thiết yếu như thực phẩm, xăng dầu, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống hàng ngày.
Đồng thời, hạn chế tối đa việc tập trung đông người tại các đám hiếu, hỷ, giỗ, liên hoan sinh nhật, gặp mặt đông người khác. Người đứng đầu thành phố khuyến khích người dân ở nhà, làm việc, học tập trực tuyến qua công nghệ thông tin, truyền hình . . .
Các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự không tổ chức các hoạt động có tập trung đông người.
Quán cà phê trên phố Quang Trung vẫn đón khách. (Ảnh: VOV.VN) |
Ngay sau khi có chỉ đạo của thành phố, nhiều cửa hàng đã đóng cửa, treo biển thông báo tạm dừng phục vụ theo chủ trương chống dịch Covid-19 của thành phố. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn nhiều cơ sở kinh doanh phớt lờ "lệnh cấm" và chỉ chịu đóng cửa khi thấy bóng dáng của lực lượng chức năng.
Theo quan điểm của luật sư Nguyễn Ngọc Hùng, Văn phòng luật sư Kết chia sẻ trên báo Tiền phong, quyết định về việc tạm đình chỉ các cơ sở trên của UBND Thành phố Hà Nội là hoàn toàn đúng quy định tại điểm c khoản 1 Điều 52 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Việc các các cơ sở trên không chấp hành Quyết định của UBND Thành phố Hà Nội là hành vi: Không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, vi phạm vào một trong hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại khoản 7 Điều 8 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007.
Hành vi trên có thể bị xử lý theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Cụ thể, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng.
TP.HCM bác tin phong tỏa 14 ngày vì dịch Covid-19 UBND TP.HCM cho biết, thông tin thành phố phong tỏa 14 ngày từ ngày 28/3 là hoàn toàn bịa đặt. |
Phạt 10 triệu đồng nữ du học sinh trốn cách ly ra sân bay định sang Anh Quận Long Biên (Hà Nội) đã ra quyết định xử phạt nữ du học sinh bỏ trốn cách ly lên máy bay chuẩn bị sang ... |
Hà Nội hỏa tốc yêu cầu đóng cửa karaoke, quán bar, khuyến khích người dân ở nhà Ngày 25/3, UBND TP Hà Nội phát đi văn bản hỏa tốc về thực hiện quyết liệt công tác phòng chống dịch bệnh, hạn chế thấp nhất ... |