Phó Thủ tướng: Sẽ tạo điều kiện nhập khẩu vàng nguyên liệu
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc.
Chiều 11/11, trong phiên chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã trả lời làm rõ một số nội dung về quản lý thị trường vàng; công tác phối hợp điều hành chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ,..
Về quản lý hóa đơn vàng và thị trường vàng, Phó Thủ tướng nêu rõ, đối với việc quản lý hóa đơn vàng, thực hiện Nghị định số 123/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ và các quy định liên quan, Bộ Tài chính thường xuyên chỉ đạo cơ quan thuế, từ năm ngoái đến năm nay đã phát hành 5 văn bản để hướng dẫn kê khai và nộp thuế.
Vì vậy việc quản lý hóa đơn của doanh nghiệp bán vàng, các cửa hàng bán vàng không có vấn đề khó khăn và vướng mắc.
Về chất vấn đại biểu Trần Hữu Hậu (đoàn Tây Ninh) phản ánh việc quản lý hóa đơn vàng, chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu của các cửa hàng kinh doanh vàng, Phó Thủ tướng cho biết, vừa qua, có một số đoàn quản lý thị trường kiểm tra và tạm đình chỉ khi cửa hàng không chứng minh được nguồn nguyên liệu (nguồn nguyên liệu có thể do ông cha để lại hoặc dự trữ từ trước không được kiểm đếm).
Phó Thủ tướng nêu rõ, chúng ta chỉ xử lý khi phát hiện vàng lậu. Nếu không chứng minh được là vàng lậu thì không có quyền xử lý các cửa hàng vàng.
Về quy định xuất nhập khẩu và kinh doanh vàng, Phó Thủ tướng cho biết, nội dung này đã được quy định tại Nghị định số 24/2012/NĐ-CP. Hiện nay, thực tiễn đang có sự thay đổi, Chính phủ đã chỉ đạo nghiên cứu, sửa đổi nghị định này.
Ngân hàng Nhà nước đang tiến hành sửa đổi Nghị định 24, trong đó có nội dung liên quan đến nhập khẩu, kinh doanh vàng; tinh thần là tạo điều kiện nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất, khi bán ra tạo điều kiện cho hàng trang sức xuất khẩu, bảo vệ hàng nội địa.
Đối với những biến động trên thị trường vàng thời gian qua, Phó Thủ tướng cho rằng, tình trạng trên là do nhiều nguyên nhân. Vừa có nguyên nhân từ giá vàng thế giới tăng cao, vừa do cung cầu, do yếu tố tâm lý, kỳ vọng… dẫn tới vàng dễ trở thành nơi trú ẩn của tiền nhàn rỗi.
Về giải pháp sắp tới để quản lý chặt chẽ thị trường vàng, Chính phủ chỉ đạo thực hiện việc mua bán đúng pháp luật, minh bạch; áp dụng công nghệ thông tin để quản lý các cửa hàng và công ty kinh doanh vàng; tiếp tục chống buôn lậu mạnh mẽ; thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế; sửa Nghị định 24;…
Tin bài liên quan

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Công an Lào

Ngân hàng đầu tiên dừng bán vàng qua website, chuyển qua bán vàng miếng qua app

Phân hoá lớn về lợi nhuận, lãi của 4 "đại gia" kinh doanh vàng đến từ đâu?
Các tin bài khác

Ngân hàng số thế hệ mới – Cơ hội sở hữu “viên ngọc quý” cho nhà đầu tư ngoại?

Thị trường vừa có phiên giảm điểm sâu nhất trong lịch sử

Chứng khoán HSC đặt mục tiêu năm 2025 cho vay 27.000 tỷ đồng

Techcombank lên kế hoạch lợi nhuận 31.500 tỷ đồng, tiếp tục phát hành ESOP
Đọc nhiều

Tăng cường hiểu biết, phát triển quan hệ Việt Nam - Rumani tương xứng với tiềm năng

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội hữu nghị Việt Nam - Lào viếng Đại tướng Khamtay Siphandone

U17 nữ Việt Nam giành chiến thắng 2-1 trước U17 nữ Thái Lan

Phản ứng của các nước trước việc Tổng thống Donald Trump tăng thuế
Bờ cõi biển đảo
Miền đất - Con người Cuộc sống vùng biên Nhịp sống biển đảo Lịch sử chủ quyền Giao lưu hữu nghị

Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân kiểm tra kết quả huấn luyện tháng đầu tại các đơn vị

Hải quân Việt Nam - Thái Lan hoàn thành tuần tra chung lần thứ 51, giữ vững an ninh vùng biển giáp ranh

Chiến sĩ mới Vùng 5 Hải quân tham quan, học tập tại Trại giam Phú Quốc
Multimedia

Thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại từ 1/4/2025

[Infographic] 9 đại học Việt Nam vào bảng xếp hạng thế giới theo nhóm ngành năm 2025

[Infographics] Lừa đảo làm cộng tác viên chốt đơn hàng online

4 nội dung và 3 mục tiêu chính của Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030

11 nước có quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện với Việt Nam

Cảnh báo gia tăng lừa đảo trên không gian mạng
