Phó Thủ tướng Lê Minh Khái: Sẽ thực hiện lộ trình cải cách tiền lương
Việt Nam lọt nhóm đầu các nước sẽ tăng lương thực tế nhiều nhất năm 2023 Lạm phát tăng vọt sẽ khiến kế hoạch tăng lương năm 2023 trên thế giới trở nên gập ghềnh hơn. |
Đề xuất quy định mới về mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng BHXH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. |
Ảnh: quochoi.vn |
Sáng 8/6, tiếp tục phiên chất vấn thuộc chương trình kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, đặt câu hỏi cho Phó Thủ tướng Lê Minh Khái, đại biểu Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) nêu thực trạng hiện nay hàng trăm nghìn lao động mất việc, bị cắt giảm giờ làm. Bà đề nghị Phó Thủ tướng cho biết định hướng và giải pháp khắc phục tình trạng này thời gian tới?
Trả lời đại biểu Vương Thị Hương, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho hay 5 tháng đầu năm có 510.000 lao động bị ảnh hưởng, trong đó 279.000 lao động bị thôi việc, mất việc, chậm đóng, trốn đóng và rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng... Tình trạng xảy ra ở các thành phố lớn có khu công nghiệp, chế xuất, đông công nhân.
Để khắc phục tình trạng này, Chính phủ đã có nhiều giải pháp hỗ trợ. Điều quan trọng là doanh nghiệp cải thiện được tình hình sản xuất thì lao động mới có việc làm, đảm bảo quyền lợi cho lao động trong thực thi chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, tăng cung cầu, giới thiệu việc làm.
Ông đề nghị bộ ngành, địa phương tăng cường tuyên truyền, quản lý, tránh việc thông tin không đúng, kích động lôi kéo người lao động ồ ạt đi rút bảo hiểm xã hội một lần.
Trước đó, trong phần Báo cáo giải trình trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cho biết thời gian gần đây, tình trạng người lao động bị mất việc, giảm giờ làm xảy ra cục bộ tại một số địa phương và trong một số ngành nghề.
Thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo thực hiện đồng bộ các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khắc phục đứt gãy các chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, bảo đảm duy trì và tạo thêm việc làm cho người lao động.
Thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 10/01/2023 của Chính phủ về phát triển thị trường lao động. Theo dõi sát tình hình người lao động bị mất việc, thôi việc, giảm giờ làm... để có phương án hỗ trợ phù hợp.
Đẩy mạnh đào tạo và đào lại, chú trọng các chính sách tạo việc làm, đáp ứng kịp thời yêu cầu của thị trường lao động.
Đặc biệt, thực hiện lộ trình cải cách tiền lương, xây dựng phương án điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng phù hợp.
Đồng thời, Chính phủ tiếp tục rà soát, hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ người lao động gặp khó khăn, báo cáo cấp có thẩm quyền về các cơ chế, chính sách hỗ trợ mới trong trường hợp cần thiết.
Thực hiện tốt các chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ và hội nhập, làm tốt công tác an toàn, vệ sinh lao động và quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam.
Chú trọng bảo vệ quyền lợi của người lao động trong khu vực phi chính thức, khuyến khích và hỗ trợ người lao động ký kết hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội.
Giám sát hiệu quả các ngành nghề, đơn vị thuê lao động phi chính thức trong việc bảo đảm an toàn lao động và các điều kiện làm việc tối thiểu.
Khẩn trương nghiên cứu, hoàn thiện trình Quốc hội dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) tại Kỳ họp thứ 6 tới đây, bảo đảm và nâng cao quyền lợi người tham gia bảo hiểm xã hội cùng với tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức để hạn chế tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.
"Kiên quyết xử lý các cá nhân, doanh nghiệp cố tình chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội", Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Tìm giải pháp gỡ khó cho đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong chính sách dân tộc góp phần hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được chất vấn và trả lời. |
Chính phủ sẽ tiếp tục chỉ đạo gỡ khó cho bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho biết, gần đây, thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp dù còn nhiều khó khăn nhưng việc phát hành, thanh toán bằng tài sản, gia hạn thời hạn đáo hạn đã có tín hiệu ổn định. |