Phó Chủ tịch VCCI: Cần những giải pháp tổng thể để phát triển năng lượng xanh
Nhiều lợi ích khi xây dựng "Chỉ số xanh" cấp tỉnh Ngày 7/6, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức Hội thảo tham vấn xây dựng Chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI) nhằm mục tiêu thúc đẩy các tỉnh, thành phố tại Việt Nam quan tâm hơn tới phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. |
VCCI kỷ niệm 60 năm thành lập: Hướng tới "Khát vọng 2045" "Trên chặng đường 60 năm qua, VCCI là tổ chức tiên phong trong phát động và triển khai nhiều hoạt động quan trọng vì sự phát triển của doanh nghiệp...", Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh tại Lễ kỷ niệm |
Chiều 17/5, Toạ đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn” đã được tổ chức dưới sự chủ trì của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và sự phối hợp, tham dự của các nhà quản lý, chuyên gia, cùng các Hiệp hội, doanh nghiệp hoạt động trong ngành năng lượng.
Phát biểu tại toạ đàm, ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI khẳng định, phát triển và ứng dụng năng lượng xanh để tiến tới mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, chống biến đối khí hậu đang là xu hướng của toàn cầu.
Ngay sau Hội nghị COP26, Việt Nam đã có những động thái tích cực về mục tiêu giảm phát thải và ứng phó với biến đổi khí hậu. Chính phủ Việt Nam đã ban hành kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030; Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050.
Đồng thời, Chính phũ cũng đã đưa ra một lộ trình tổng thể nhằm hiện thực hóa các cam kết bằng việc xây dựng hành lang pháp lý, thúc đẩy và hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp, các ngành, các địa phương cùng có trách nhiệm thực hiện mục tiêu giảm phát thải.
Toàn cảnh Toạ đàm “Năng lượng xanh cho doanh nghiệp: Tính cấp thiết và vấn đề đặt ra trong thực tiễn”. |
Ông Hoàng Quang Phòng cho biết, ngày 26/7/2022, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 896/QĐ-TTg về “Phê duyệt chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050” đã đề ra kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính theo từng lĩnh vực.
Cụ thể về cung cấp năng lượng, Quyết định nêu rõ cần “đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển năng lượng sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và các giải pháp công nghệ đột phá trong tương lai đồng thời bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia”.
Mới nhất, Quy hoạch điện VIII vừa được ban hành cũng đã thống nhất chủ trương chiến lược phát triển cơ cấu nguồn điện theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55 – NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó có ưu tiên phát triển điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu.
Trong đó, Quy hoạch điện VIII nêu rõ: “điện mặt trời mái nhà được ưu tiên phát triển cho mô hình tự dùng nhằm phục vụ sản xuất, các doanh nghiệp cần không giới hạn công suất, với giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện có sẵn có, không phải nâng cấp lưới tải, nên cần ban hành chính sách đột phá để phát triển”.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI phát biểu tại Tọa đàm. |
Doanh nghiệp sản xuất còn nhiều lúng túng
Theo Phó Chủ tịch VCCI, dù nhiều văn bản, nghị quyết đã đề cập tới việc khuyến khích sử dụng năng lượng xanh trong sản xuất - song trên thực tế, chỉ số ít doanh nghiệp xuất khẩu may mặc chọn phương án mua điện năng lượng tái tạo từ hệ thống điện mặt trời mái nhà của các Quỹ đầu tư nước ngoài.
Và với các ngành sản xuất còn rất nhiều lĩnh vực đang mong muốn được sử dụng năng lượng xanh để tiết kiệm chi phí hoạt động, vận hành nhà máy và thực hiện chứng chỉ xanh.
“Tuy nhiên hiện tại, vẫn chưa có quy định, hướng dẫn đầu tư, lắp đặt cụ thể rõ ràng cho mô hình tự dùng, các doanh nghiệp sản xuất còn lúng túng chưa chủ động được việc đầu tư và phát triển, chưa dám đầu tư lắp đặt. Do đó cần gói giải pháp tổng thể từ phía chính quyền, doanh nghiệp”, ông Hoàng Quang Phòng nói.
Dưới góc độ doanh nghiệp ngành dệt may, ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho biết: Ngành dệt may đã tiếp cận với năng lượng xanh, năng lượng tái tạo từ điện áp mái, điện mặt trời từ rất sớm. Theo ông Giang, việc tiếp cận với năng lượng tái tạo đem đến nhiều lợi ích cho cả các bên, nhất là những lĩnh vực có sự tiêu thụ lớn như kéo sợi.
Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất trong việc áp dụng năng lượng tái tạo, năng lượng xanh chính là tài chính, không phải doanh nghiệp nào cũng đủ khả năng để đầu tư phát triển song hành trong quá trình sản xuất. Đồng thời, không phải ngân hàng nào cũng cấp vốn cho doanh nghiệp để đầu vào lĩnh vực này.
Ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam. |
Ông Giang cho rằng, việc các doanh nghiệp tiếp cận với năng lượng tái tạo, năng lượng xanh là cần thiết, bởi hiện tại, chi phí điện lưới là rất lớn, việc phát triển điện mái nhà, điện mặt trời sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ tạo ra các chứng chỉ xanh mà còn giúp giảm chi phí sản xuất, tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa.
Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam nhận định: Quy hoạch Điện VIII được phê duyệt là rất tốt nhưng cần được chuẩn hóa để có một tiêu chuẩn thống nhất trên cả nước. Đặc biệt là vấn đề liên quan đến tấm pin năng lượng để đảm bảo an toàn cho người lắp đặt, sử dụng. Cùng với đó, các cơ quan quản lý cũng cần tính đến phương án đưa phần điện dư thừa lên hệ thống lưới điện để tạo ra nguồn thu cho doanh nghiệp.
“Để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư cho năng lượng xanh, cần phải có các cơ chế cụ thể để thu hút việc đầu tư, đảm bảo hài hòa lợi ích”, ông Vũ Đức Giang cho biết.
UNDP cam kết hỗ trợ Việt Nam chuyển đổi năng lượng xanh UNDP sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và triển khai kế hoạch huy động nguồn lực của thỏa thuận Đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP). |
80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ lạc hậu: Tăng trưởng xanh tại Việt Nam gặp nhiều thách thức Trong số các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam, chỉ có 5% doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, 15% doanh nghiệp sử dụng công nghệ ở mức trung bình; trong khi có tới 80% sử dụng công nghệ lạc hậu... |