Philippines xem xét cấp thẻ căn cước bắt buộc cho người Hồi giáo
Có hàng triệu người Hồi giáo đang sinh sống tại Philippines
Cơ quan chức năng ở Trung Luzon được các phương tiện truyền thông địa phương dẫn lời, nói rằng chính sách này là biện pháp chống khủng bố, sau khi phiến quân Hồi giáo cực đoan Maute chiếm đóng thành phố Marawi trên đảo Mindanao, cách đó hàng trăm km.
Theo tờ báo Rappler, đề xuất này đã được đưa ra thảo luận tại một cuộc họp giữa lực lượng cảnh sát, quân đội, giới chính trị gia và khoảng 200 nhà lãnh đạo tôn giáo, đại diện cộng đồng người Hồi giáo tại trụ sở chính quyền địa phương.
Giám đốc cảnh sát Aaron Aquino nói rằng các thẻ căn cước mới sẽ cho phép các cơ quan có thẩm quyền xác định và loại bỏ những cá nhân hoặc những kẻ khủng bố. Ông cho biết hệ thống này đã được áp dụng ở thị trấn Paniqui và lực lượng cảnh sát muốn nhân rộng nó ra toàn khu vực.
Lực lượng cảnh sát Philippines
Tuy vậy, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW) cho rằng: cơ quan chức năng đang đe dọa "từng cá nhân người Hồi giáo" bằng thẻ căn cước mới. Chính sách này vi phạm các quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật và tự do đi lại của người dân - HRW nhấn mạnh.
Tuyên bố chính thức của HRW nêu rõ: "Việc yêu cầu cấp thẻ căn cước chỉ dành cho người Hồi giáo để đáp trả lại sự thất bại trong nhận thức của một số tín đồ đạo Hồi, ngăn chặn các chiến binh Hồi giáo xâm nhập vào thành phố Marawi, là một hình thức trừng phạt tập thể".
HRW cho biết thêm rằng việc các lãnh đạo Hồi giáo từ chối việc áp đặt cấp thẻ căn cước mới là "không liên quan tới quan điểm về nhân quyền" của khoảng 26.000 người Hồi giáo sống ở khu vực Trung Luzon. "Yêu cầu về thẻ căn cước đối với người Hồi giáo nên bị bác bỏ hoàn toàn" - HRW tuyên bố.
Chiến sự ở Marawi đã kéo dài gần 2 tháng, sau khi phiến quân Maute - từng thề trung thành với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) - tấn công và chiếm đóng thành phố cuối tháng 5. Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã phải xin lỗi người dân địa phương sau khi nói rằng họ cho phép những kẻ ủng hộ IS ở lại.
Trọng Sang