Philippines gửi công hàm phản đối Trung Quốc tịch thu thiết bị đánh cá ở Biển Đông
Hải quân Mỹ công bố video trinh sát cơ thách thức tàu Trung Quốc ở biển Đông |
Xuất hiện hình ảnh tàu ngầm Trung Quốc ở lối vào căn cứ bí mật trên Biển Đông |
Các ngư dân Philippines hoạt động gần bãi cạn Scarborough - Ảnh: REUTERS |
Hãng tin AFP ngày 21-8 đưa tin Bộ Ngoại giao Philippines cho biết họ vừa gửi công hàm phản đối việc lực lượng hải cảnh Trung Quốc "tịch thu trái phép" các thiết bị đánh cá nổi được gọi là "payao" của ngư dân Philippines. Vụ việc này diễn ra hồi tháng 5 gần bãi cạn Scarborough, và Philippines ra tuyên bố phản đối tuần này.
Scarborough là bãi cạn đang tranh chấp giữa Philippines và Bắc Kinh. Trung Quốc chiếm bãi cạn Scarborough sau một cuộc tranh chấp căng thẳng trên biển vào năm 2012. Philippines đưa tranh chấp ra tòa trọng tài quốc tế vào năm sau. Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague – Hà Lan năm 2016 đã vô hiệu hóa các tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc đối với hầu như toàn bộ biển Đông nhưng Bắc Kinh phớt lờ phán quyết và tiếp tục bành trướng.
Bộ Ngoại giao Philippines cũng "kiên quyết phản đối" việc Trung Quốc phá sóng radio nhằm vào các máy bay của Philippines đang tuần tra ở Biển Đông.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên tiếng bênh vực lực lượng hải cảnh của nước này, cho rằng họ đã tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật và "hành động của của họ là dễ hiểu", theo Hãng tin AFP.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc còn cáo buộc các máy bay quân sự Philippines xâm phạm không phận Trung Quốc tại một vùng biển tranh chấp và yêu cầu Manila "ngay lập tức chấm dứt hành động khiêu khích phi pháp".
Quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc đã cải thiện dưới thời ông Rodrigo Duterte khi vị tổng thống này muốn thu hút các gói đầu tư khổng lồ từ Trung Quốc.
Chính phủ ông Duterte còn tuyên bố hủy bỏ Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) với Mỹ. VFA được ký kết vào năm 1998 là thỏa thuận song phương cho phép Mỹ điều các đơn vị quân sự sang Philippines để tham gia tập trận chung hay hỗ trợ chống khủng bố.
Tuy nhiên, trước những thách thức an ninh trên Biển Đông, chính phủ Philippines sau đó đã hoãn quyết định từ bỏ VFA hồi tháng 6.
Ở một diễn biến khác, ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo lên án Trung Quốc lợi dụng thế giới đang mải chống đại dịch Covid-19 để thúc đẩy các yêu sách lãnh thổ ở biển Đông cũng như các nơi khác.
Theo AP, hồi tháng trước, Washington bác bỏ gần như tất cả tuyên bố chủ quyền phi lý của Bắc Kinh ở biển Đông, trên thực tế đứng về phía Philippines, Việt Nam... Trung Quốc đáp trả bằng cách chỉ trích Mỹ cố gắng gây bất hòa và can thiệp vào một cuộc tranh chấp ở châu Á để "phô trương sức mạnh và châm ngòi cho một cuộc đối đầu".
Ngoại giao "chiến lang" của Trung Quốc bị phản tác dụng ở Biển Đông Bất kỳ lệnh cấm đánh bắt cá đơn phương nào hay các biện pháp trừng phạt theo Bộ Luật Biển xanh của Trung Quốc ở ... |
Hàng chục nghìn tàu cá Trung Quốc tràn xuống Biển Đông Nhiều làng chài phía nam Trung Quốc đã làm lễ trước khi ra biển ngày 16-8 ngay sau khi lệnh cấm đánh bắt cá do ... |
Malaysia tiếp tục phản đối yêu sách phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông Malaysia đã phản đối yêu sách chủ quyền mở rộng của Trung Quốc tại Biển Đông. Đây được coi là động thái bất thường của ... |