Phát triển logistics nhu cầu cấp bách của miền Tây
“Bài toán” đầu tư logistics trong việc nâng cao giá trị nông nghiệp Logistics sẽ đóng góp 10% vào GDP năm 2025 Vingroup và Sagawa hợp tác toàn diện về logistics |
Thông tin được đưa ra tại Hội thảo “Tăng cường tính kết nối nhằm cải thiện chuỗi giá trị hàng nông sản và thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra tại Cần Thơ, hôm nay (23/4).
Tổng công ty cảng Pyeongtaek của Hàn Quốc mong muốn tăng cường hợp tác về sản xuất và xuất khẩu hàng thủy hải sản đông lạnh, rau quả sang Hàn Quốc thông qua Cần Thơ. |
Ông Lê Duy Hiệp - Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho biết, xuất khẩu nông thủy hải sản đã và đang là thế mạnh của của Việt Nam nói chung cũng như của ĐBSCL và TP Cần Thơ nói riêng, đóng góp đáng kể vào tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta cũng như sự phát triển của ngành dịch vụ logistics Việt Nam.
Theo đó, vùng ĐBSCL đóng góp 40% giá trị sản xuất nông nghiệp, trên 50% sản lượng lúa, 90% sản lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản, 70% sản lượng trái cây. Vùng này được xem là vựa lúa, vựa thủy sản lớn nhất cả nước. Kim ngạch xuất khẩu chủ yếu từ sản phẩm gạo và thủy sản chế biến; 2 mặt hàng này chiếm từ 75 - 80% tổng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước.
Quang cảnh hội thảo |
Chủ tịch Hiệp hội Logistics Việt Nam cho rằng, yêu cầu về hoàn thiện chuỗi cung ứng xuất khẩu hàng có bảo quản nhiệt độ và hàng trái cây cũng như chuỗi cung ứng logistics cho mặt hàng này là một thách thức không hề nhỏ cho các nhà sản xuất, xuất khẩu, thương mại và các nhà cung cấp dịch vụ logistics, nhất là trong bối cảnh hiện nay tại khu vực Tây Nam Bộ.
Theo báo cáo xuất nhập khẩu năm 2018 của Bộ Công Thương vừa công bố, tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 8,79 tỷ USD, xuất khẩu mặt hàng trái cây 3,81 tỷ USD, trong đó ĐBSCL chính là trung tâm xuất khẩu chủ lực. Tuy nhiên qua các số liệu thống kê trong ít nhất 5 năm trở lại đây, chi phí logistics cho xuất nhập thủy sản và trái cây chiếm tỷ lệ vào khoảng 20-25%, như vậy là khá cao so với các nước trong khu vực (chi phí các nước vào khoảng vào khoảng 10-15%); kết nối hạ tầng logistics tại khu vực ĐBSCL còn nhiều bất cập.
Các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu và cung cấp dịch vụ logistics trao đổi tại Hội thảo |
Theo ông Nguyễn Hoài Nam - Phó tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam, ngân sách đầu tư cho thủy sản tại ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung so với cơ cấu chung vẫn chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Các cảng biển tại ĐBSCL còn thiếu, nhất là các cảng nước sâu đủ khả năng phục vụ tàu vận chuyển container xuất khẩu. Về đường bộ, hệ thống cầu đường còn thiếu, ít đường cao tốc, thiếu kết nối, chi phí vận chuyển đường bộ còn khá cao và có xu hướng tăng trong những năm qua, phí cầu đường cao và nhiều trạm BOT trên đường quốc lộ, chi phí nhiên liệu, bốc xếp tại cảng, chi phí phát sinh do tắc nghẽn giao thông, chi phí không chính thức... đều tăng cao.
Nói về vấn đề phát triển logistics cho ĐBSCL, ông Trương Quang Hoài Nam - Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết, phát triển logistics là nhu cầu cấp bách của Cần Thơ, cũng như ĐBSCL. Thời gian qua TP Cần Thơ đã chuẩn bị, quy hoạch cho logistics phục vụ vận tải biển, hàng không, đường bộ và cả đường sắt trong tương lai. Tuy nhiên, cần có sự kết nối với các tỉnh trong khu vực, thông tuyến và kết nối đa phương thức thì mới thành công...
Logistics “đòn bẩy” để đẩy nông thủy sản miền Tây vươn ra thị trường thế giới |
Ông Nguyễn Minh Toại - Giám đốc Sở Công Thương Cần Thơ chia sẻ, thực trạng hàng năm nhu cầu vận chuyển hàng hóa xuất khẩu của khu vực ĐBSCL khoảng 17 - 18 triệu tấn. Tuy nhiên, 70% hàng hóa xuất khẩu này phải chuyển tải về các cảng lớn ở TP Hồ Chí Minh và cảng Cái Mép (Bà Rịa - Vũng Tàu) khiến chi phí vận tải doanh nghiệp phải gánh cao hơn từ 10 - 40% tùy từng tuyến.
Ông Toại dự báo nhu cầu vận tải sản lượng lúa của vùng đến năm 2020 khoảng 10,2 triệu tấn, sản lượng thủy sản nuôi trồng và khai thác khoảng 2,42 triệu tấn, cho thấy thị trường logistics của vùng ĐBSCL nói chung và Cần Thơ nói riêng là rất tiềm năng, có triển vọng phát triển và thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Do đó, việc phát triển ngành dịch vụ logistics ở Cần Thơ nói chung và xây dựng phát triển một trung tâm logistics hạng II cấp vùng ở Cần Thơ là nhu cầu cách bách và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế vùng ĐBSCL.
Xem thêm:
Triển khai dự án nhà máy điện gió gần 2.500 tỷ ở miền Tây Dự án Nhà máy điện gió Đông Hải có tổng mức đầu tư 2.497 tỷ đồng trên diện tích đất hơn 946ha tại Bạc Liêu |
Về miền Tây thưởng thức du lịch miệt vườn TĐO-Cần Thơ mang đầy đủ những nét văn hóa độc đáo của sông nước miền Tây. Đến với mảnh đất này, du khách không chỉ ... |
Độc đáo sen lạ ở miền Tây “cõng” được người trên mặt nước TĐO - Ngôi chùa nhỏ Phước Kiển ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp có loài sen lá khổng lồ đến mức ... |