Phạt tới 500 triệu đồng đối với vi phạm hành chính trong lĩnh vực quy hoạch
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực quy hoạch bị phạt tới 500 triệu đồng |
Cụ thể, về thiết kế chương trình, dự án đầu tư công, Nghị định quy định phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Thiết kế chương trình, dự án không theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức và giải pháp kỹ thuật không bảo đảm chất lượng; thiết kế vượt quá quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức quy định.
Mức phạt từ 100-200 triệu đồng áp dụng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công vượt tiêu chuẩn, định mức theo quy định; phạt tiền từ 200-300 triệu đồng đối với hành vi sử dụng vốn đầu tư công không đúng mục đích, không đúng đối tượng.
Đầu tư kinh doanh ngành, nghề cấm bị phạt tới 300 triệu đồng
Về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, Nghị định quy định phạt tiền từ 80-100 triệu đồng đối với hành vi góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế không đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Tổ chức thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật bị phạt từ 200-300 triệu đồng.
Phạt tiền từ 70-100 triệu đồng đối với hành vi không thực hiện đúng các nội dung về hoạt động đầu tư ra nước ngoài ghi trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Kê khai khống vốn điều lệ bị phạt tới 100 triệu đồng
Ngoài ra, Nghị định cũng quy định các mức phạt đối với các hành vi vi phạm về thành lập doanh nghiệp.
Theo đó, phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi không đảm bảo số lượng thành viên, cổ đông theo quy định.
Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Góp vốn thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua lại phần vốn góp tại tổ chức kinh tế khác không đúng hình thức theo quy định của pháp luật; không có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp nhưng vẫn thực hiện.
Hành vi cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị sẽ bị phạt từ 30-50 triệu đồng.
Mức phạt từ 50-100 triệu đồng áp dụng đối với các hành vi sau: Hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký; tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu tạm ngừng kinh doanh, đình chỉ hoạt động, chấm dứt kinh doanh.
Hành vi kê khai khống vốn điều lệ bị phạt tiền từ 20-100 triệu đồng
Mức phạt trên áp dụng đối với tổ chức. Mức phạt đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt đối với tổ chức.
Ngăn chặn hành vi lợi dụng đấu giá đất để gây nhiễu loạn thị trường, trục lợi Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện 1767/CĐ-TTg về tình hình thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất trong thời gian qua. |
Bộ Y tế đề nghị xử lý nghiêm vi phạm trong đấu thầu, mua sắm thiết bị y tế Bộ Y tế đề nghị các địa phương xem xét bổ sung vào Kế hoạch thanh tra năm 2022 có nội dung thanh tra về công tác đấu thầu, mua sắm thuốc, sinh phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi vi phạm hoặc chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật. |
Hải quan đã phối hợp bắt giữ hơn 481 tỷ đồng hàng hóa vi phạm trong tháng 11/2021 Theo thông tin từ Tổng cục Hải Quan, tính từ 16/10-15/11/2021, toàn ngành hải quan đã chủ trì, phối hợp, phát hiện, bắt giữ, tổng số 1.131 vụ việc vi phạm, trị giá hàng hóa vi phạm ước tính hơn 481 tỷ đồng, số thu ngân sách đạt hơn 97 tỷ đồng; hải quan đã khởi tố 3 vụ; chuyển cơ quan khác kiến nghị khởi tố 10 vụ. |