Phát huy ưu thế của kiều bào trẻ trong quảng bá văn hóa Việt
Quảng bá văn hóa, du lịch và ẩm thực Việt Nam tại Israel Ngày 19/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Israel đã tổ chức chương trình gặp gỡ quảng bá văn hoá, ẩm thực và du lịch của Việt Nam tới bạn bè Israel nhân dịp kỷ niệm 29 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Israel. |
Trại hè Việt Nam 2022: Vinh danh 8 kiều bào trẻ tiêu biểu Sáng ngày 20/7, Trại hè Việt Nam 2022 do Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài tổ chức đã chính thức khởi động với những hoạt động đầu tiên tại Hà Nội. Theo đó, 8 đại biểu kiều bào trẻ tiêu biểu tại các nước đã được vinh danh. |
Tự hào giới thiệu văn hóa Việt Nam với bạn bè thế giới
Về nước dự Trại hè Việt Nam, Ngô Hoàng Hải Đăng (19 tuổi đến từ Belarus) rất hào hứng khi được tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa Việt Nam. Trong ngày đầu tiên, Hải Đăng được nghe thuyết minh về khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, tìm hiểu về cuộc đời và những đóng góp của Người cho dân tộc Việt Nam. Hải Đăng cũng thích thú được trải nghiệm những món ăn ngon của Việt Nam như bún chả, bánh cuốn, phở bò…
Mỗi điểm đến và trải nghiệm trong hành trình, Hải Đăng đều quan sát tỉ mỉ, lắng nghe chăm chú và ghi chép cẩn thận để khi trở về giới thiệu với bạn bè ở Belarus.
“Trong thế giới phẳng, sẽ rất thuận lợi để bạn bè quốc tế tìm hiểu về văn hóa Việt Nam hay Việt Nam quảng bá văn hóa đến với thế giới. Tuy nhiên, tôi tin rằng mạng xã hội không phải là phương thức duy nhất để thực hiện điều đó. Mỗi người bằng những cảm nhận, trải nghiệm khác nhau sẽ có những cách thức đa dạng, sinh động, hiệu quả để đưa hình ảnh Việt Nam đến với thế giới”, Hải Đăng nói.
Kiều bào Ngô Quang Khánh (Ảnh: Phạm Lý). |
Với Ngô Quang Khánh, đến từ Litva, dù đã nhiều lần về thăm Việt Nam, những mỗi lần đều mang đến cho anh thêm nhiều cảm xúc, hiểu biết về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam. Khánh chia sẻ rất tự hào khi giới thiệu văn hóa đất nước mình đến với bạn bè thế giới và sẽ trau dồi tiếng Việt để tìm hiểu được nhiều hơn kiến thức văn hóa, lịch sử của dân tộc.
"Muốn quảng bá văn hóa Việt Nam đến với thế giới thì phải am hiểu về văn hóa Việt", Khánh nói.
Kết nối, lan tỏa văn hóa
Sinh sống và học tập tại Rumania, Trịnh Mai Thương cho biết: Bạn bè, người dân nước sở tại rất quan tâm văn hóa truyền thống, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Việt Nam... Tuy nhiên, việc quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới còn nhiều hạn chế như: chưa có các kế hoạch quảng bá dài hơi. Các kế hoạch quảng bá văn hóa hiện nay cũng mới chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ người dân nước sơ tại... Vì vậy, kiều bào Việt Nam đặc biệt là thế hệ trẻ tuổi với những lợi thế về ngôn ngữ, khả năng tiếp cận, nắm bắt thông tin, làm chủ công nghệ, sự hiểu biết về nhu cầu văn hóa của người dân nước sở tại là lực lượng quan trọng trong hoạt động quảng bá văn hóa Việt Nam ra nước ngoài.
Đoàn kiều bào trẻ tham gia Trại hè Việt Nam năm 2022 (Ảnh: Phạm Lý). |
Hoàng Thảo Sandra đến từ Cộng hòa Séc cho biết: "Thông qua quảng bá, lan tỏa văn hóa Việt ra nước ngoài, bạn bè quốc tế thêm hiểu và thêm yêu mến Việt Nam. Vì vậy, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài cần quan tâm nhiều hơn đến lực lượng thanh niên sinh viên Việt Nam ở nước ngoài - đặc biệt là thế hệ con em Việt Kiều, những người sinh ra và lớn lên ở nước ngoài. Kết nối sinh viên kiều bào và sinh viên trong nước, tạo các diễn đàn trao đổi, chia sẻ hiểu biết về ngôn ngữ, văn hóa Việt Nam".
Theo Hoàng Thảo Sandra, các diễn đàn như Trại hè là dịp để thế hệ trẻ người Việt Nam ở nước ngoài được trở về với cội nguồn; tìm hiểu văn hóa lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của đất nước, được tham gia các hoạt động ý nghĩa như tri ân, đền ơn đáp nghĩa, các hoạt động thiện nguyện với thanh niên địa phương… Những trải nghiệm đáng nhớ tại Trại hè giúp thế hệ trẻ Việt Nam trên khắp năm châu hiểu thêm những nét đẹp trong văn hóa Việt Nam, giữ được ý chí, tinh thần đoàn kết của người Việt Nam; tiếp tục nỗ lực, thành công hơn trong học tập và cuộc sống để có hành trang đầy đủ, vững chắc, đóng góp tích cực cho nước sở tại và góp sức mình cùng xây dựng đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp, văn minh.
Phát biểu tại buổi gặp mặt đoàn đại biểu kiều bào trẻ tham dự Trại hè Việt Nam 2022, ông Lê Tiến Châu, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bày tỏ mong muốn khi các kiều bào trẻ rời Việt Nam sẽ mang theo hành trang là ấn tượng về một hành trình đầy ắp những kỷ niệm thân thương về cội rễ của mình, trở thành sứ giả quảng bá văn hóa, lịch sử, đất nước con người Việt Nam ra cộng đồng quốc tế.
Mỗi kiều bào đều là một đại sứ văn hóa Thứ trưởng Bộ ngoại giao, Chủ nhiệm Uỷ ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Phạm Quang Hiệu cho biết, kiều bào trẻ đang trở thành lực lượng quan trọng trong số 500.000 doanh nhân, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), đóng vai trò tăng cường vị thế và uy tín của cộng đồng NVNONN ở sở tại. Trại hè Việt Nam là một trong những hoạt động được Ủy ban Nhà nước về NVNONN, Bộ Ngoại giao duy trì tổ chức hàng năm nhằm tạo ra sân chơi để thanh niên, sinh viên VNONN kết nối, giao lưu với thanh niên, sinh viên trong nước, trở về cội nguồn để tri ân, trải nghiệm, tạo cơ hội để thế hệ trẻ người Việt Nam ở trong nước và nước ngoài thúc đẩy hợp tác nhằm phát huy vai trò nòng cốt, đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mỗi thanh niên kiều bào sau hành trình Trại hè đều trở thành những Đại sứ văn hóa, góp phần lan tỏa văn hóa, trí tuệ và phẩm chất con người Việt Nam tới bạn bè quốc tế. Trại hè Việt Nam còn có giá trị lan tỏa từ tình cảm trở thành hành động thiết thực, cụ thể phục vụ quê hương, đất nước. |
108 đại biểu kiều bào trẻ tham gia Trại hè Việt Nam 2022 Từ ngày 19/7-3/8, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Trại hè Việt Nam 2022. |
Tiếp thu những tâm tư của bà con kiều bào tại Cộng hoà Séc về quốc tịch Ngày 12/7, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN), Bộ Ngoại giao phối hợp với Ủy ban Đối ngoại Quốc hội chủ trì Chương trình tọa đàm với cộng đồng người Việt Nam tại Cộng hoà Séc về chính sách pháp luật quốc tịch. |