Phạt đến 100 triệu đồng nếu doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tạo điều kiện rửa tiền
Những thủ đoạn rửa tiền tinh vi, xảo quyệt Rửa tiền là loại tội phạm khá mới mẻ ở Việt Nam nhưng đang có diễn biến phức tạp, xuất hiện nhiều phương thức, thủ ... |
Các quốc gia đẩy mạnh hoạt động phòng, chống rửa tiền Tội phạm rửa tiền là loại tội phạm nguy hiểm với nhiều thủ đoạn tinh vi và hình thức phức tạp, gây ảnh hưởng tiêu ... |
5 giải pháp để đạt hiệu quả cao trong công tác phòng, chống rửa tiền Để công tác PCRT tại Việt Nam đạt được hiệu quả cao hơn trong bối cảnh mới, theo các chuyên gia cần chú trọng một ... |
Hiện nay không chỉ riêng lĩnh vực ngân hàng là ‘’nóng’’ đối với tội phạm rửa tiền mà chính lĩnh vực bảo hiểm cũng đang có nguy cơ cao đối với loại tội phạm này.
Trong lĩnh vực bảo hiểm, những giao dịch đáng ngờ đó là việc khách hàng ủy quyền cho người không có quan hệ được thụ hưởng số tiền bảo hiểm, công ty bảo hiểm thường xuyên chi trả, đền bù số tiền lớn cho cùng một khách hàng…Đặc biệt hơn, hành vi rửa tiền nhắm tới các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
Theo một chuyên gia của Ernst & Young, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể bị lợi dụng làm phương tiện rửa tiền thường nằm trong các trường hợp như phí bảo hiểm được đem đi đầu tư, các đơn bảo hiểm nhân thọ với một mức phí duy nhất có bản chất lưu giữ giá trị tiền mặt, bảo hiểm niên kim cố định. Ngoài ra, việc thay đổi đơn bảo hiểm được chuyển nhượng và dùng để thế chấp ngân hàng cũng có thể bị lợi dụng rửa tiền.
Theo một chuyên gia của Ernst & Young, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ có thể bị lợi dụng làm phương tiện rửa tiền. Nguồn: internet |
Để ngăn chặn vấn đề trên, tại Nghị định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP ngày 28/8/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh sổ xố đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 48/2018/NĐ-CP ngày 21/3/2018 của Chính phủ.
Nghị định 80/2019/NĐ-CP bổ sung quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về phòng, chống rửa tiền và chống tài trợ khủng bố trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ.
Cụ thể, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không cập nhật thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại Điều 8 và Điều 10 Luật Phòng, chống rửa tiền.
- Phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với hành vi không ban hành quy trình rủi ro các giao dịch liên quan tới công nghệ mới theo quy định tại Điều 15 Luật Phòng, chống rửa tiền.
- Phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết khách hàng, biện pháp đánh giá tăng cường quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Luật Phòng, chống rửa tiền.
- Đối với hành vi không xây dựng quy định phân loại khách hàng, không phân loại khách hàng theo mức độ rủi ro rửa tiền theo quy định của pháp luật thì sẽ bị phạt tiền từ 50-100 triệu đồng.
- Phạt tiền từ 40-80 triệu đồng đối với hành vi không ban hành và tuân thủ quy định nội bộ về phòng chống rửa tiền; không thực hiện kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền.
- Phạt tiền từ 90-100 triệu đồng đối với hành vi không có hệ thống quản lý rủi ro để xác định khách hàng nước ngoài là cá nhân có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 2 khoản 3 Điều 13 Luật Phòng, chống rửa tiền.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về các hành vi bị cấm trong phòng, chống rửa tiền thì bị xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 30-60 triệu đồng đối với hành vi cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền và phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với hành vi không cung cấp thông tin phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống rửa tiền.
- Đối với hành vi tổ chức hoặc tạo điều kiện thực hiện hành vi rửa tiền chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị phạt tiền từ 90-100 triệu đồng.
Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ thực hiện hành vi vi phạm quy định về chống tài trợ khủng bố thị bị phạt như sau:
- Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng đối với hành vi không áp dụng các biện pháp nhận biết, cập nhật thông tin khách hàng theo quy định tại Điều 34 Luật Phòng, chống khủng bố.
- Đối với hành vi không tố giác tài trợ khủng bố thì sẽ bị phạt tiền từ 90-100 triệu đồng.