Ông Trần Bắc Hà từng khai gì?
Hôm nay gia đình tổ chức tang lễ cho ông Trần Bắc Hà |
Ông Trần Bắc Hà tử vong: Điều tra và xử lý tài sản thế nào? |
Ông Trần Bắc Hà, cựu chủ tịch hội đồng quản trị BIDV |
Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an mới hoàn tất Kết luận điều tra số 22/CSKT-P13 và chuyển hồ sơ sang Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, đề nghị truy tố đối với 12 bị can về các tội "Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng", "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ngân hàng Thương mại cổ phần đầu tư phát triển Việt Nam (BIDV), Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà và Công ty Trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng.
Cũng theo kết luận điều tra, bị can Trần Duy Tùng (con trai ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phú) đang bị truy nã và cơ quan điều tra đã ra quyết định tạm đình chỉ đối với hai bị can này.
Trước đó, ngày 14/8/2019, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định đình chỉ điều tra bị can đối với ông Trần Bắc Hà, do ông Hà tử vong do bệnh lý trong quá trình tạm giam tại trại tạm giam T771 Bộ Quốc phòng.
Theo kết luận điều tra, ông Trần Bắc Hà trong thời gian giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng BIDV đã lợi dụng vị trí công tác của mình để thâu tóm, lũng đoạn BIDV, thực hiện một số hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Hà Tĩnh, cam kết tài trợ vốn trái quy định, thành lập công ty sân sau gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn An Phú và Công ty Bình Hà không có năng lực tài chính để lập dự án đầu tư xin vay vốn tại BIDV. Ông Trần Bắc Hà còn sử dụng mục đích vay vốn không đúng dẫn đến BIDV bị mất vốn, không có khả năng thu hồi 1.548 tỷ đồng.
12 bị can bị truy tố trong vụ án được xác định có sai phạm trong việc thực hiện chỉ đạo của Trần Bắc Hà; tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và đề xuất phê duyệt, ký hồ sơ đồng ý cấp tín dụng cho Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà (Hà Tĩnh), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và du lịch Trung Dũng (công ty Trung Dung) vay vốn với các điều kiện ưu đãi sai quy định, vi phạm quy định của ngân hàng, gây thiệt hại cho BIDV hàng ngàn tỷ đồng, thông tin trên báo Công an TP.HCM.
Trong khi đó, theo Vietnamnet, về phần mình, ông Trần Bắc Hà từng khai nhận, chỉ biết công ty Trung Dũng là khách hàng của BIDV thông qua đầu mối là chi nhánh Hà Thành. Cá nhân ông không có mối quan hệ gì về tài chính với công ty Trung Dũng, hay ông Đoàn Hồng Dũng, giám đốc công ty.
Đối với các khoản dư nợ, ông Trần Bắc Hà khai ông đều là người ký phê duyệt với vai trò là Chủ tịch HĐQT.
Ông Hà thừa nhận, khi cấp L/C (thư tín dụng) cho khách hàng, do không đọc kỹ tờ trình tín dụng nên không để ý các điều kiện tín dụng của công ty Trung Dũng nêu trong tờ trình, do đó đã đồng ý cấp tín dụng khi khách hàng không đủ điều kiện tín dụng theo quy định.
Theo lời khai của ông Trần Bắc Hà, việc ông quyết định cấp tín dụng là làm theo chế độ tập thể, trên cơ sở ý kiến của Hội đồng, nhưng khẳng định chịu trách nhiệm cá nhân đối với quyết định của mình với vai trò là người có quyết định cao nhất, cuối cùng.
Liên quan đến vụ án thất thoát hơn 1.500 tỷ đồng tại BIDV, để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước, sau khi rà soát tài sản của ông Trần Bắc Hà, cơ quan công an đã kê biên, phong tỏa và ngăn chặn giao dịch hàng loạt bất động sản, cổ phiếu, tài khoản trong và ngoài nước.
Theo đó, thông quan tương trợ tư pháp với VKSND Tối cao Lào, cơ quan điều tra đã phong tỏa tài khoản và ngăn chặn giao dịch của 3 công ty là tài sản của cựu Chủ tịch BIDV.
Trong đó, Công ty SHH Viêng Chăn bị cơ quan chức năng phong tỏa 10 triệu USD là số tiền ông Hà góp vốn điều lệ vào LaoVietbank. Công ty SHH Savannakhet bị phong tỏa gần 1,8 triệu USD và hàng nghìn m2 đất.
Còn lại Công ty SHH Champasak bị cơ quan tố tụng phong tỏa gần 2,7 triệu USD và nhiều vườn cây, nhà cửa, bất động sản rộng hàng nghìn m2 trên lãnh thổ Lào.
Tổng giá trị tài sản có liên quan đến ông Trần Bắc Hà đã phong tỏa tại quốc gia này nhằm xác minh, làm rõ để thu hồi khoảng 14,8 triệu USD (tương đương hơn 300 tỷ đồng).
Tại Việt Nam, cơ quan điều tra ra lệnh kê biên 5 bất động sản có tổng diện tích hàng trăm m2 ở TP.HCM, gồm nhà cao tầng, căn hộ Phú Mỹ Hưng, căn hộ ở Hoàng Anh River View cùng đứng tên sở hữu của ông Trần Bắc Hà và vợ.
2 bất động sản tại TP.HCM do bà Ngô Kim Lan (vợ ông Hà) sỡ hữu hình thành trong thời kỳ hôn nhân cũng bị kê biên để phục vụ thi hành án.
Ngoài ra, 3 căn hộ trong các khu chung cư cao cấp ở TP.HCM thuộc sở hữu của Trần Duy Tùng (đang bị truy nã quốc tế, con trai ông Hà) cũng bị kê biên.
Cơ quan điều tra còn ra quyết định kê biên hơn 16 triệu cổ phiếu và cổ phần của ông Trần Bắc Hà và Trần Duy Tùng tại nhiều doanh nghiệp. Bị can Tùng cũng bị ngăn chặn giao dịch tài khoản số tiền 1,7 tỷ góp vốn vào một công ty ở TP.HCM.
Theo thống kê, cơ quan điều tra tiếp tục ngăn chặn giao dịch liên quan số tiền gần 17 tỷ đồng và hơn 95.000 USD trong tài khoản của ông Trần Bắc Hà cùng vợ và 2 con, nguồn tin trên Zing.vn.
Con trai ông Trần Bắc Hà có dấu hiệu rửa tiền Bị can Trần Duy Tùng là con trai của ông Trần Bắc Hà có dấu hiệu của tội rửa tiền khi gửi trái phép 10,4 triệu ... |
Bộ Quốc phòng điều tra nguyên nhân ông Trần Bắc Hà tử vong Tại buổi họp báo thường kỳ tháng 7 của Chính phủ diễn ra vào chiều tối ngày 1/8, báo chí đã đặt câu hỏi đến ... |
Bộ Tư Pháp: Chưa có căn cứ thu hồi tài sản sau khi ông Trần Bắc Hà tử vong Liên quan đến vụ việc thu hồi tài sản đối với cực Chủ tịch BIDV ông Trần Bắc Hà sau khi ông tử vong trong ... |