Ốc đảo Điệp Sơn: Nơi trai gái không dám yêu nhau, cả làng không bao giờ có trộm
Những tảng đá thách thức trọng lực trên đảo ở Quy Nhơn Độc đáo con đường thuyền thúng của làng chài bích họa Tam Thanh Nghề nuôi tôm hùm thương phẩm trên đảo Bình Ba |
Đảo Điệp Sơn hút hồn du khách bởi những điều đặc biệt |
Đời người, đời thuyền
Điệp Sơn (Hòn Bịp) là một nhóm 3 hòn đảo tại Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Con đường từ thời nguyên thủy giúp người dân tiết kiệm thời gian di chuyển giữa 2 bờ của chuỗi 3 đảo: Điệp Sơn, hòn Ó, hòn Dút. Nếu không có thủy đạo, hành trình sẽ kéo dài thêm khoảng 20 - 30 phút với các loại ghe gỗ chuyên dùng trong việc đánh cá. Sử dụng thuyền thúng trở nên đơn giản hơn, chỉ cần mất chút sức lực kéo thuyền sang bờ bên kia thủy đạo.
Cái nắng chói chang giữa mùa khô phần nào dịu mát bởi cơn gió biển nhẹ nhàng quanh núi Điệp. Trong làng chỉ vài chiếc xe máy, đường đi chỉ đủ bề rộng 1 xe máy. Ở Điệp Sơn có 88 hộ dân với hơn 400 nhân khẩu sinh sống. Người dân đã sinh sống được trên đảo từ 5-6 đời. Trước kia, người Điệp Sơn chỉ sống dựa lưng vào núi bằng nghề phát rẫy làm ngô, làm khoai mỳ. Nay đã có tàu cá đánh bắt gần bờ và nuôi trồng hải sản. Trên núi chỉ còn 1-2 hộ ở. Người dân không còn sống dựa vào núi rừng, chỉ còn đi biển và nuôi trồng gần bờ (mực, cua). Chỉ khoảng 2 tấn/tàu, khoảng gần 50 hộ dân có ghe đi biển, dân cư còn lại bắt ốc, rau kim (nấu su xa). Bờ rạn quanh đảo trở thành đê bao tự nhiên ngăn nước biển xâm thực.
Người dân nhiều đời qua sinh sống trên đảo |
Trước kia, vấn đề nổ mìn đánh bắt cá chưa được quản lí chặt chẽ nhưng hiện nay tình trạng này không còn vì người dân đã thay đổi nhận thức về việc sử dụng chất nổ trong đánh bắt. Vì thế, lượng cá biển đã ổn định lại. Nguồn sống của người dân ngày càng được đảm bảo chắc chắn hơn.
Nước ngọt không bao giờ thiếu trên Điệp Sơn. Trước tình hình hạn hán, khô hạn kéo dài và xâm nhập mặn, các hộ dân trên đảo vẫn sống vô tư với nguồn nước ngọt tự nhiên trên đảo. “Các hộ gần biển thì có nhiễm mặn vào những lúc khô hạn nhất nhưng các hộ gia đình phía sau thường ít gặp, đảo hiếm có thời gian lâm vào tình trạng nhiễm mặn nguồn nước ngầm!”, người dân trên đảo ai cũng chia sẻ như vậy.
Đi biển là nghề truyền thống bao đời nay |
Trên đảo có rất nhiều cây dừa cao, “Đêm 30 Tết không nhìn rõ bầu trời, tối đen như mực vì dừa cao che khuất, nay thì chặt bớt rồi, còn lại không nhiều”, ông Phạm Văn Lanh, trưởng thôn cho biết. Cây ghẹo và cây bàng mọc ngay gần cầu cảng Điệp Sơn. Người dân trên đảo thường nhặt quả ghẹo để ăn nhưng chỉ khoảng 2-3 quả tránh bị say, ăn bằng cách nướng lên. Cây ghẹo, cây bàng, cây dừa chiếm những vị trí cao lớn nhất trên đảo. Cây ghẹo là đặc sản thực vật biển đảo Khánh Hòa chỉ có tại Điệp Sơn.
Người dân trên đảo thường thờ cúng tiền hiền, ông Nam hải, cá ông (không dám gọi tên là cá voi). Trong đình có thờ cá ông, có cốt cá ông. Nền đình cũ làm bằng đá san hô hiện vẫn còn dấu tích. Người dân vẫn thường dùng đá san hô để làm móng nhà, làm nền sân nhà. Đây là nơi cổ xưa nhất của hòn đảo, là vị trí thể hiện niềm tin và hy vọng của người dân về sự tươi đẹp của thiên nhiên, biển cả.
Những con tàu đi biển, đánh cá và nuôi cá lồng bè là nguồn sống chính của người dân trên đảo |
Là ốc đảo nên tình hình an ninh trật tự tốt. “Lấy trộm đồ thì làm sao mà bán được, chỉ cần báo với công an viên trên đảo là không gì rời khỏi đảo được” – chị Oanh , người dân Điệp Sơn chia sẻ.
Điều ít người biết, đó là trai gái trên đảo ít yêu đương vì phần lớn là họ hàng của nhau nhằm tránh hôn nhân cận huyết. Người dân đã sinh sống được 5-6 đời trên đảo. Người dân trên đảo thường có không nhiều đôi nam nữ bên nhau vì rất nhiều gia đình là họ hàng của nhau nên không yêu nhau được tránh trường hợp hôn nhân cận huyết.
Trả lời về vấn đề này ông Phạm Văn Lanh trưởng thôn chưa có quyết định bổ nhiệm chính thức của đảo Điệp Sơn cho biết: “Đương là nhiên là có họ hàng với nhau thì không yêu, lấy nhau được. Người dân trên đảo là anh em, họ hàng nhiều lắm!”, hóa ra người dân ở đây sợ vướng phải vấn đề hôn nhân cận huyết thống.
Máy phát điện trên đảo Điệp Sơn |
Theo chân ông Lanh đến “Trái tim ánh sáng” của hòn đảo nằm tại căn nhà tạm rộng chỉ vài mét vuông. Một máy phát điện đã cũ kỹ, đen đi vì khói, dầu và gió biển. Tại Điệp Sơn, điện chỉ có từ 18 – 21h hàng ngày. Người trông coi công việc được tính công 25 ngàn/đêm. Xăng dầu chạy máy nổ có nguồn thu từ sự đóng góp của người dân. Tại đây, người dân dùng 2 bóng điện + 1 ti vi cả tháng trả 120 ngàn tiền điện. Bộ phận nhỏ dân cư trong vùng có máy phát điện phục vụ nhu cầu gia đình và du khách.
Đảo "lạ" hút du khách
Đặc sản giúp chống lại cái nóng trên Điệp Sơn là nước dừa, dễ làm say người là quả ghẹo và làm mát là những gốc bàng già. Khu vực bờ biển có rất nhiều xương rồng nở hoa như phên dậu tự nhiên giúp che chắn gió cho các loại cây thấp nhỏ phía sau, vẫn thường là món ăn của người dân: khi đói nấu lá xương rồng non làm canh ăn. Hiện chuyện này chỉ còn trong ký ức nhưng xương rồng vẫn là đặc sản tự nhiên chỉ có tại Điệp Sơn so với môi trường biển đảo tại Khánh Hòa.
Thủy đạo độc đáo dài khoảng 700m nối liền giữa 3 hòn đảo |
Đó là con đường đặc biệt, là thủy đạo độc đáo dài khoảng 700m nối liền giữa 3 hòn đảo là Điệp Sơn (hòn Bịp), hòn Quạ và Hòn Ó trên bản đồ gọi là dòn Dút. Tuyến đường không có tên gọi riêng trên hải đồ toàn quốc. Chỉ biết rằng: nơi đây nếu ban ngày có nước thì ban đêm sẽ khô cạn và ngược lại. Khoảng 15h hàng ngày, thủy đạo dần trơ ra con đường bằng cát biển và đá ngầm với đường kính khoảng 10m. Trên thủy đạo các hoạt động giao thương đã xuất hiện từ hàng trăm năm về trước. Con nước quyết định tốc độ xuất hiện của thủy đạo. Ban đêm di chuyển trên con đường này bàn chân sẽ phát sáng vì tảo biển bên dưới. Thú vui của du khách và người dân trong vùng là bắt ốc, bắt cá ngồi nhậu trên bờ.
Chính điểm độc đáo ấy đã khiến Điệp Sơn trở thành nơi du lịch lý tưởng cho du khách bởi sự bí ẩn và cả những độc đáo khiến nhiều người muốn khám phá. Cũng bởi điểm độc đáo này mà Điệp Sơn là một trong số những nơi hiếm hoi mà mọi người có thể đi bộ trên biển. Tuy nhiên hãy nhớ rằng thông thường con đường ở Điệp Sơn thường chỉ khô ráo buổi sáng, đến gần trưa bắt đầu ngập.
Bây giờ, du lịch đang phát triển mạnh ở nơi này |
Thủy đạo Điệp Sơn là nơi chứng kiến tình yêu lứa đôi hạnh phúc đến trăm năm đầu bạc răng long, của du khách và các gia đình trên đảo. Họ vẫn thường nắm tay nhau trên đi thủy đạo đã trơ gan cùng tuế nguyệt từ thưở khai thiên lập địa.
Đảo Điệp Sơn nằm khá gần bờ nên việc đi từ đất liền ra đảo khá nhanh và thuận tiện, có thể đi về trong ngày. Có 2 bến tàu đi ra đảo, 1 bến chính ở Vạn Giã đi xa hơn (khoảng 1h) và chỉ có 1 chuyến tàu của dân đi ra lúc 9h sáng (vào 6h sáng). Người dân đi bắt ốc, bắt sò điệp, con xúc… vẫn thường đi qua lại giữa các đảo. Các chuyến đò, ca nô của người dân và dịch vụ du lịch nối kết đất liền vẫn được thực hiện thường xuyên trong ngày.
Suốt 41 năm qua, cầu cảng đã được xây dựng kiên cố hơn, hiện đại hơn. Trên đảo Điệp Sơn hiện đã có dịch vụ homestay và ăn uống khá đầy đủ. Đồng thời ở đây cũng đã xuất hiện dịch vụ thuê thuyền kayak để du khách có thêm trải nghiệm. Thời điểm đẹp nhất để du lịch đảo Điệp Sơn là từ tháng 12 đến tháng 6.
Lý Sơn có đặc sản gì gây thương nhớ du khách? Ngoài tỏi Lý Sơn nổi tiếng, khi tới đây du khách được thưởng thức những đặc sản đặc trưng với hương vị gây thương nhớ. ... |
Quảng Ngãi có đặc sản gì nổi tiếng? Quảng Ngãi có đặc sản nổi tiếng nằm trong Top 100 món ăn, ẩm thực đặc sản tiêu biểu của Việt Nam năm 2011 – ... |
Lý Sơn: Mộ gió, Âm linh tự và "thiên đường du lịch mới" ở Việt Nam Chẳng ai có thể ngờ được ánh sáng điện lưới quốc gia đã khiến hòn đảo tiền tiêu Lý Sơn thay da đổi thịt nhanh ... |
Nơi nhiều đàn ông đi biển tử nạn để lại "sóng nước mồ côi" Nhiều người đàn ông ở huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đi biển rồi tử nạn, mất tích giữa trùng khơi. Từ ấy, nhiều xóm ... |
Có gì hay ở đảo Lý Sơn, hòn đảo được mệnh danh là Maldives của Việt Nam? Đảo Lý Sơn không chỉ nổi tiếng với món tỏi đen được coi là “thần dược” cho sức khỏe, hòn đảo này còn đang là ... |