Nơi nhiều đàn ông đi biển tử nạn để lại "sóng nước mồ côi"
Có một miền Trung tình và thơ như thế! Nghề lạ ở An Giang: Đốt lửa nướng tầm vông ở vùng Bảy Núi Kiên trì nuôi loài cá bống "khủng", cứ bán 1 con thu nửa triệu bạc |
Trên cánh đồng mông mênh, cái bóng nhỏ cặm cụi bên luống tỏi giống thẳng tắp. Những ngày đầu hè, cậu bé 12 tuổi Bùi Văn Chí ngụ ở xã An Vĩnh, Lý Sơn chăm chỉ ra đồng cùng bà nội. Gương mặt cậu bé ở tuổi ăn tuổi lớn không lí lắc, vô tư mà lúc nào cũng có nét buồn. Thấy người lạ đến, Chí sụp mũ, cúi mặt tỏ ra đang chăm chỉ làm đất cho cây tỏi.
Cha mất trong một lần đi biển Hoàng Sa. Cuộc sống gian khổ, mẹ Chí cũng bỏ xứ đi làm ăn xa. Bao năm qua, Chí lớn lên trong sự bao bọc của ông bà nội. Nhưng có bù đắp như thế nào, thì con trẻ cũng khao khát hơn cả tình yêu thương của ba mẹ mình. Với Chí, cái khao khát ấy đã được em giấu nhẹm đi, bởi em biết em chẳng còn cơ hội có một gia đình đầy đủ nữa.
Nụ cười hiếm hoi của Bùi Văn Chí kể từ khi gia đình em mất đi người cha trụ cột |
“Con muốn phụ giúp ông bà kiếm tiền. Ông bà lớn tuổi rồi mà còn vất vả quá”- Chí dè dặt nói, múm mím cười. Nụ cười hiếm hoi của cậu bé mồ côi. Bà nội của Chí- bà Phan Thị Ánh nghe vậy liền xoa đầu, mắt ngân ngấn nước nhìn đứa cháu tội nghiệp. Ở cái tuổi xế chiều, bà Ánh mới thấu được cảnh đứa cháu mồ côi khổ sở ra sao khi mồ côi cha và thiếu bàn tay chăm sóc của mẹ.
“Ba nó đi từ lúc nó chừng 6 tuổi. Nó còn ham chơi lắm. Nhưng từ đó đến giờ, nó cứ lầm lầm lì lì. Cứ nghĩ đến cảnh nay mai già yếu, vợ chồng tôi không làm lụng gì được nữa thì nó sẽ ra sao. Ai nuôi nó đây?”- Giọt nước mắt cố chặn nơi khóe mi sau câu hỏi ấy, cũng dàn giụa lăn trên gò má đầy vết chân chim.
Cách ngôi nhà của bà cháu em Chí không xa, đó là nhà của chị Ngô Thị Lớn. Nhiều năm rồi, kể từ ngày chồng chị Lớn mất, ngôi nhà ấy mất hẳn tiếng cười. “Ba mất rồi, ai cũng nói tụi con là trẻ mồ côi cha…”- Trần Thị Yên- con gái út của chị Lớn vừa bước qua tuổi thứ 9 ngây thơ kể khi được hỏi về cha.
Học lớp 3 ở Trường Tiểu học An Vĩnh nhưng trông Yên nhỏ, ốm tong. Đôi mắt sáng đượm buồn, làn da nhem nhẻm của gió quyện muối biển khiến khuôn mặt Yên xinh xắn, dễ gần.
“Cái bữa các chú đưa ba về, con thấy ba nằm đó, má rồi mấy anh chị khóc, con cũng khóc theo. Con nhớ nhất là hồi trước ba hay chở đi học, mua đồ cho con. Ưng cái gì ba cũng mua cho, có khi giấu mẹ sợ bị la. Giờ thì không còn ba nữa” – Yên sụt sịt kể về mảng ký ức xám xịt trong lòng mình.
Từ ngày mất ba, cô bé Yên cùng mẹ và các anh, chị đã có một cuộc sống không hề dễ dàng. |
Không còn người đàn ông trụ cột gia đình, cuộc sống chị em Yên khốn khó. Chị cả Trần Thị Diễm phải nghỉ học năm lớp 10 để phụ mẹ lo cho gia đình. Nhỏ thó người nhưng sáng nào Yên cũng dậy sớm cùng phụ mẹ làm chả cá. Tuổi thơ của Yên gánh thêm những nhọc nhằn.
Phải thức dậy từ 4-5 giờ sáng, mấy chị em Yên lại hì hụi phụ mẹ làm chả mỗi ngày. Hơn 50 ký cá phải hoàn thành để mẹ giao cho bạn hàng đưa vào bờ. Xong việc sáng, Yên cùng các anh chị đến trường ngày học mới.
“Con giúp mẹ làm cho nhanh để có thêm tiền cho con học. Con muốn được đi học như các bạn. Con cố gắng học, con thi được 10 điểm toán, tiếng Việt được 8. Sau này con ước mơ làm họa sĩ, vì cô giáo nói con vẽ đẹp” – Yên thỏ thẻ.
Chồng mất, gánh nặng gia đình đè lên đôi vai gầy của người phụ nữ. Chị Lớn phải tảo tần sớm hôm mới đủ để lo cho các con. “Cho con lớn nghỉ học rồi. Cha mẹ nào lại không muốn con cái học hành đến nơi đến chốn. Nhưng giờ khổ quá, nó phải nghỉ rồi đi làm thêm lo cho 3 đứa nhỏ. Phải vậy thôi!”- Như đang nói ra một nỗi buồn đeo bám từ lâu, chị Lớn thở dài, tay vẫn thoăn thoắt chất từng bịch chả cá lên xe, chuẩn bị giao cho bạn hàng.
Dọc dài đảo Lý Sơn có nhiều xóm mồ côi với những ngôi nhà “không nóc”. Toàn huyện hiện có 69 trẻ mồ côi cha mẹ. Những người đàn ông đi biển mất tích, tử vong khi còn rất trẻ. Để lại giữa đảo xa, giữa cuộc đời là bóng dáng của đàn con nhỏ cút côi. Không còn gia đình đủ đầy, trẻ em ở các xóm biển mồ côi vì thế cũng vất vả, già dặn hơn.
Những đứa trẻ nô đùa trên bãi cát ở Lý Sơn vào mỗi buổi chiều. |
Những lúc rảnh rỗi, bé Trần Thị Yên cùng các anh chị ra thăm mộ cha. Chuyện học, chuyện trường lớp Yên luôn muốn kể cho cha nghe. “Con chỉ ước mơ là ba về chơi với con, ba chở con đi học như các bạn thôi”. “Nếu có tiền thì con muốn sơn lại mộ cho ba con. Mộ cũ rồi, cỏ mọc nhiều. Con sẽ sơn lại cho mới thôi” – cậu bé Chí nhìn xa xăm, ao ước.
Đó là mơ ước của những đứa trẻ ở xóm mồ côi. Không mơ quần áo đẹp, không ước được ăn ngon. Bởi chúng biết, ba đi biển và đã tử nạn trên biển, từ ngày ấy, cuộc sống không có ba vất vả đến nhường nào…
Buổi chiều trên đảo Lý Sơn, từng nhóm trẻ tụ tập nô đùa trên đường làng, bờ đê biển. Từng nhóm lặn ngụp dưới đáy tìm san hô, ốc biển. Nhiều đứa trẻ ngóng vọng khơi xa trông chờ cha, anh trở về sau chuyến biển.
Lênh đênh trên sóng cả, lặn tìm lộc biển, nhiều người đàn ông ở Lý Sơn không may nằm lại giữa trùng khơi. Từ những nỗi buồn thương mà họ để lại cho những đứa trẻ, xóm mồ côi cứ thế kéo dài mải miết. Như con sóng khơi xa, hết lớp đến lớp, lặng lẽ xô bờ...
Xem thêm
Săn loài nấm quý hơn nhân sâm, phơi khô bán giá cao gấp 3 lần Nấm lim xanh chỉ xuất hiện từ tháng 5 đến tháng 8 nên đây là thời điểm người dân nhiều tỉnh vùng núi đi “săn“. |
Thanh Hóa: Làng này không hiếm nhà lầu xe hơi nhờ nghề "thổi bể" Mặc dù, mọi công đoạn đều làm từ phương pháp thủ công truyền thống, nhưng nghề đúc đồng làng Chè, xã Thiệu Trung (huyện Thiệu ... |
Những em bé đi chợ trên… lưng mẹ ở Bắc Hà! Trên mọi bước đường và công việc, những em bé ở vùng cao Bắc Hà đều được mẹ địu trên lưng. Em cùng mẹ lên ... |
Nét nguyên sơ mang đậm bản sắc dân tộc ở phiên chợ lớn nhất Tây Bắc Chợ Bắc Hà họp vào chủ nhật hàng tuần, đây là phiên chợ lớn nhất tỉnh Lào Cai cũng như vùng Tây Bắc. Chợ vẫn ... |
Độc đáo sắc màu dân tộc Lô Lô Trên dải đất Việt Nam, 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, đoàn kết qua hàng ngàn năm lịch sử để tạo nên một ... |