Ô tô "nội" sẽ không được ưu đãi phí trước bạ từ Chính phủ?
Phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước sẽ tiếp tục được giảm? |
Giảm giá, tặng phí trước bạ giúp thị trường ô tô trong nước tăng vọt |
Ô tô "nội" sẽ không được ưu đãi phí trước bạ từ Chính phủ? |
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ (14246/BTC-CST ngày 20/11/2020) của Bộ Tài chính báo cáo về việc thực hiện các chính sách miễn giảm phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn trong sản xuất kinh doanh do tác động của dịch COVID-19.
Bộ này cũng xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về chủ trương điều chỉnh đối với các khoản phí, lệ phí đã giảm năm 2020 (tại 21 Thông tư của Bộ Tài chính) sẽ tiếp tục áp dụng đến hết ngày 30/6/2021. Bộ Tài chính ban hành Thông tư để có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2021 đảm bảo tính liên tục.
Các Bộ, cơ quan ngang Bộ khẩn trương đánh giá tình hình thực hiện; rà soát và đề xuất điều chỉnh giảm mức thu các khoản phí, lệ phí (gồm cả các khoản phí, lệ phí đã giảm trong năm 2020) thuộc ngành, lĩnh vực quản lý, gửi Bộ Tài chính. Bộ Tài chính ban hành Thông tư điều chỉnh giảm mức thu phí, lệ phí theo trình tự, thủ tục rút gọn và có hiệu lực kể từ ngày ký, để kịp thời tiếp tục hỗ trợ đối tượng chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Theo báo cáo từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), tháng 10/2020 vừa qua, doanh số của các thành viên đạt mức kỷ lục trong năm 2020 với 33.254 xe, tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên tính hết 10 tháng đầu năm 2020, doanh số các thành viên VAMA vẫn đang ghi nhận mức sụt giảm lên tới 18% so với năm 2019. |
Tuy nhiên trong văn bản trình Chính phủ, Bộ Tài chính cho biết, theo ước tính, sau khi thực hiện việc giảm 50% phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước, tổng số lệ phí ước giảm thu ngân sách nhà nước khoảng 3.700 tỷ đồng.
Báo cáo Chính phủ, cơ quan này cũng cho biết: đây chỉ là giải pháp ngắn hạn nhằm kích thích tiêu dùng trong nước, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 theo Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Trong quá trình thực hiện, đại sứ quán một số nước (Indonesia, Thái Lan) và Hiệp hội Eurocham có ý kiến và gặp Bộ Tài chính kiến nghị về việc phân biệt đối xử giữa xe nhập khẩu và xe sản xuất trong nước. Vì vậy Bộ Tài chính kiến nghị không kéo dài quy định này.
Nếu nhìn khách quan, việc ưu đãi giảm lệ phí trước bạ từ Chính phủ đã giúp không chỉ người mua xe lắp ráp được lợi mà cả khách hàng lựa chọn ô tô nhập khẩu được hưởng lợi cùng khi nhiều hãng xe nhập khẩu cũng chấp nhận "cắt máu" ưu đãi để cạnh tranh. Việc không tiếp tục giảm phí trước bạ phần nào sẽ "cản trở" người tiêu dùng khó tiếp cận xe hơi hơn đôi chút.
Phí trước bạ ô tô lắp ráp trong nước sẽ tiếp tục được giảm? Bộ Tài chính vừa có công văn báo cáo Thủ tướng Chính phủ và có công văn xin ý kiến các Bộ ngành về việc ... |
Ô tô nhập khẩu tăng kỷ lục, chờ xe lắp ráp hết ưu đãi Lượng xe nhập khẩu về nước trong tháng 10/2020 tiếp tục tăng cao. Chỉ còn chưa đầu 2 tháng nữa là ưu đãi giảm phí ... |
Ô tô nhập ồ ạt về nước, 'nằm' chờ xe lắp ráp hết ưu đãi Báo cáo mới nhất của Tổng cục Hải Quan ghi nhận lượng ô tô nhập khẩu trong nửa đầu tháng 9/2020 tăng đột biến. |