Nuôi dưỡng ước mơ cho những “mầm xanh” biên cương
"Tiếp sức” phụ nữ nghèo biên cương Hội phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Phiêng Pằn (Bộ đội Biên phòng tỉnh Sơn La) và chính quyền xã Phiêng Pằn (Mai Sơn, Sơn La) vừa tổ chức bàn giao 1 'Mái ấm phụ nữ biên cương' cho hoàn cảnh khó khăn. |
Tết trồng cây vì một biên cương xanh Ngày 19/5, Bộ Chỉ huy BĐBP các tỉnh: Đắk Nông, Đắk Lắk, Sóc Trăng tổ chức Lễ phát động và ra quân trồng cây xanh trên khu vực biên giới. Đây là một hoạt động thiết thực chào mừng kỷ niệm 132 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2022). |
Ươm mầm xanh nơi biên cương
Được cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng A Vao thuộc Bộ Chỉ huy BĐBP Quảng Trị đón về nuôi dưỡng hơn 4 năm về trước, em Hồ Thị Nứt ở thôn Kỳ Nơi, xã A Vao, huyện Đakrông rất vui mừng. Sinh ra trong một gia đình có đến 9 người con, hoàn cảnh rất khó khăn, Nứt cũng như các anh chị em của mình phải chịu nhiều vất vả, thiếu thốn trong sinh hoạt, học tập. Bởi vậy, anh chị của Nứt đều học hành dang dở.
Những ngày đầu mới được đón về Đồn Biên phòng A Vao, Hồ Thị Nứt rất bỡ ngỡ, lạ lẫm với môi trường mới, nhưng rồi mọi thứ cũng qua đi khi em nhận được sự sẻ chia, tình cảm chân thành và sự quan tâm, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Giờ đây, Nứt đã là học sinh lớp 5, Trường Tiểu học và THCS A Vao, huyện Đakrông, khỏe mạnh hơn, mạnh dạn, tự tin trong hơn giao tiếp. Năm học nào Nứt cũng có kết quả học tập tốt.
Cán bộ Đồn Biên phòng A Vao hướng dẫn em Hồ Thị Nứt học tập - Ảnh: Báo Quảng Trị |
“Sống ở đồn, cháu được các chú BĐBP chỉ bảo từng ly, từng tí. Từ cách ăn uống, sinh hoạt cho đến việc kèm học chữ. Gia đình cháu rất khó khăn, lại ở xa trường, may có các chú BĐBP nhận về nuôi nên cháu được đi học, được tiếp cận với nhiều điều hay. Cháu rất biết ơn các chú BĐBP và hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt để không phụ công lao nuôi dưỡng của các chú”, Hồ Thị Nứt bộc bạch.
Chính trị viên phó Đồn Biên phòng A Vao, Đại úy Nguyễn Văn Chinh cho biết, hiện tại Đồn đang nhận nuôi 6 cháu và hỗ trợ 5 cháu trong Chương trình “Nâng bước em tới trường”. Đây là những trường hợp có hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, không có điều kiện để học tập và sinh hoạt.
“Ban đầu khi về sống tại đồn thì hầu hết các cháu không biết chữ, chưa quen với điều kiện sinh hoạt, còn nhiều hạn chế trong giao tiếp. Nhưng nhờ sự uốn nắn của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị, sự tận tình chỉ dạy của các giáo viên ở trường, sau hơn 3 năm, bước đầu các cháu đã biết chữ, hình thành cách sống có nền nếp và mạnh dạn hơn trong cuộc sống hằng ngày”, Đại úy Nguyễn Văn Chinh chia sẻ.
Những năm qua, mô hình “Con nuôi đồn biên phòng” và chương trình “Nâng bước em tới trường” được các đơn vị thuộc BĐBP Quảng Trị thực hiện hiệu quả. Bố mất sớm, hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng nhiều năm nay em Lê Thanh Phước Thành, ở khu phố An Đức 1, thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh vẫn luôn có kết quả học tập tốt. Đóng góp tích cực vào thành tích này là tấm lòng của các bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Cửa Tùng khi nhiều năm qua, mỗi tháng đơn vị hỗ trợ cho Thành 500 nghìn đồng từ Chương trình “Nâng bước em tới trường”, việc tiếp sức cho Thành học tập sẽ được đơn vị thực hiện đến khi em học xong lớp 12.
Bằng nhiều hình thức kêu gọi cùng sự đóng góp, hỗ trợ kinh phí hằng tháng của cán bộ, chiến sĩ trong các đơn vị BĐBP, từ năm 2016 đến nay đã có 100 học sinh nghèo được hỗ trợ để có thêm điều kiện sinh hoạt, học tập. Tổng số tiền hỗ trợ cho các cháu trong 5 năm qua là hơn 2,2 tỉ đồng. Bên cạnh đó, các đơn vị thuộc lực lượng BĐBP tỉnh còn nhận đỡ đầu 10 học sinh của nước bạn Lào với mức hỗ trợ mỗi tháng 500.000 đồng/học sinh.
Song song với đó, các đơn vị thuộc BĐBP Quảng Trị tập trung tuyên truyền, vận động nhằm huy động tối đa mọi nguồn lực để nhân rộng các chương trình. 5 năm qua đã có 379 tổ chức, cá nhân trao tặng 967 xe đạp cho các học sinh có hoàn cảnh khó khăn thông qua kết nối của lực lượng biên phòng; hỗ trợ hơn 20.000 suất quà là quần áo, sách vở và đồ dùng học tập cho các học sinh trên 2 tuyến biên giới; tài trợ xây dựng 15 phòng học, 15 giếng khoan nước, 12 sân chơi cho trẻ em khó khăn tại các nơi đóng quân với tổng trị giá trên 15 tỉ đồng.
Điểm tựa của học sinh nghèo vùng biên
Trong những năm qua, BĐBP tỉnh Nghệ An đã triển khai hiệu quả các chương trình do Bộ Tư lệnh BĐBP phát động. Theo đó, từ năm 2016 đến nay các đơn vị của BĐBP Nghệ An đã và đang nhận đỡ đầu 96 em học sinh theo Chương trình "Nâng bước em tới trường" và 17 em học sinh theo Chương trình "Con nuôi đồn Biên phòng". Không chỉ trích ngày lương, phụ cấp để hỗ trợ, cán bộ, chiến sĩ các đồn Biên phòng còn là người trực tiếp chăm lo, chỉ bảo cho các em trong sinh hoạt, học tập. Các đơn vị cũng thường xuyên cử tổ công tác hỗ trợ gia đình những học sinh được đỡ đầu phát triển kinh tế, sản xuất, cải thiện cuộc sống. Từ đó, tạo điều kiện để các em yên tâm vươn lên học tập, rèn luyện tốt.
Cán bộ Đồn Biên phòng Keng Đu đưa con nuôi đến trường học tập. Ảnh: Báo Biên phòng |
Từ nhỏ, em Xeo Thị Hoa, người dân tộc Khơ Mú, xã Keng Đu, huyện Kỳ Sơn, học sinh lớp 10, Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An đã phải chịu cảnh mồ côi bố, mẹ em cũng đi lấy chồng khác, Hoa cùng 3 người em phải sống nương tựa vào bà ngoại đã cao tuổi. Những ngày không đi học, Hoa lên rẫy phụ bà trồng ngô, trồng sắn. Đã có lúc em nghĩ đến chuyện bỏ học ở nhà đi làm để đỡ đần cho bà ngoại. Hiểu rõ hoàn cảnh của cô học trò nghèo, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Keng Đu đã thống nhất nhận đỡ đầu Hoa theo Chương trình “Nâng bước em tới trường”.
Hoa chia sẻ: “Các chú BĐBP không chỉ quan tâm đến việc học của em, mà còn giúp bà sửa lại nhà ở, thu hoạch mùa màng. Những năm qua, em luôn nỗ lực cố gắng học tập, 3 năm liền đạt học sinh giỏi toàn diện. Nhờ sự định hướng của các chú BĐBP và để phù hợp với điều kiện gia đình, em đã đăng ký học Hệ bổ túc của Trường Trung cấp Dân tộc nội trú tỉnh Nghệ An. Ở đây, em được học chữ và học nghề dệt may với mong muốn là sớm tự lập, lo cho bản thân, đỡ đần cho bà ngoại chăm các em nhỏ”.
"Tủ thuốc biên cương": chăm sóc sức khoẻ cho người dân vùng sâu, vùng xa Mô hình “Tủ thuốc biên cương” đã được xây dựng từ nhiều năm nay tại các tuyến biên giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây thực sự là cơ sở y tế tuyến đầu, đem lại những lợi ích thiết thực cho bà con khu vực biên giới; nhất là trong giai đoạn dịch Covid -19 vẫn còn diễn biến phức tạp, các tủ thuốc tại chỗ đã phát huy hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe cho người dân vùng sâu, vùng xa. |
Vân Đồn tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn cho các tàu cá và ngư dân bám biển Trước lệnh cấm đánh bắt cá trên biển Đông của Trung Quốc, huyện Vân Đồn đã kịp thời có thông báo, hướng dẫn cho ngư dân để họ yên tâm bám biển. |