Nông nghiệp xanh ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển cộng đồng bền vững
Mai Anh 19/10/2022 20:04 | Hơi thở cuộc sống


Cùng người dân làm nông nghiệp thân thiện với môi trường
![]() |
Ông Trịnh Văn Hoạt chia sẻ tại Hội thảo. |
Ông Trịnh Văn Hoạt (huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu) cho biết trong năm 2021 ông dự hội thảo về năng lượng mặt trời do AFV và Tổ chức Bánh mì cho thế giới tổ chức. Sau đó, ông đã được tài trợ 70 triệu đồng, góp vốn đối ứng 21 triệu đồng khi tham gia dự án áp dụng mô hình điện mặt trời cho 22.000m2 đất nuôi tôm công nghiệp của mình. Từ khi sử dụng năng lượng mặt trời, gia đình ông tiết kiệm được 1,5 triệu/tháng tiền điện mỗi tháng, trong vòng 1 năm đã thu hồi được vốn đối ứng.
![]() |
Chị Bạc Thị Biển chia sẻ tại Hội thảo. |
Chị Bạc Thị Biển (huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La) cho biết năm 2021, Tổ chức Bánh mì cho thế giới đã tài trợ Trung tâm Phát triển nông thôn bền vững (SRD) và Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Sơn La triển khai Dự án “Giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp tại vùng núi Tây Bắc” để phục tráng giống lúa nếp tan đỏ bản địa. Việc phục tráng đã giúp nông dân địa phương chủ động được nguồn giống, ngăn chặn nguy cơ thoái hóa của các giống lúa đặc sản của địa phương và tạo ra các hạt giống siêu nguyên chủng phục vụ sản xuất cho người dân.
Bên cạnh đó, tham gia Dự án, các hộ dân còn được hướng dẫn lựa chọn giống, tập huấn kỹ thuật canh tác lúa, chỉ dùng phân hữu cơ trong các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học; canh tác, điều tiết nước hợp lý theo giai đoạn sinh trưởng để tăng khả năng chống chịu của cây lúa với sâu bệnh hại, với điều kiện thời tiết và thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng dẫn khử các loại lúa tạp.
Sáng 19/10, Tổ chức Bánh mì cho thế giới và 7 đối tác đã tổ chức hội thảo "Con đường xanh hướng tới Phát triển cộng đồng bền vững" để giới thiệu các mô hình, thực hành tốt trong lĩnh vực biến đổi khí hậu, năng lượng tái tạo, và sinh thái nông nghiệp ở Việt Nam. Sự kiện có sự tham dự của 100 đại diện đến từ các đối tác chiến lược, các cộng đồng thụ hưởng dự án của tổ chức Bánh mì cho Thế giới, các cơ quan chính phủ, các đại sứ quán, quỹ và giới truyền thông. Tại Hội thảo, các đại biểu đã được lắng nghe những trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tại 3 phiên thảo luận theo các nội dung: Thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu; Năng lượng tái tạo; Nông nghiệp sinh thái. |
Trong 25 năm qua, tổ chức Bánh mì cho Thế giới đã đồng hành cùng nhiều tổ chức đối tác ở Việt Nam để thực hiện 450 dự án và chương trình, trực tiếp hỗ trợ cho khoảng 5 triệu người đang gặp khó khăn. Quan hệ đối tác đa phương nhấn mạnh các giải pháp xanh đối với biến đổi khí hậu, bao gồm các mô hình nông nghiệp thân thiện với môi trường, sinh kế thích ứng với khí hậu, các sáng kiến về năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo, tăng cường hấp thụ các-bon và thúc đẩy khôi phục hệ sinh thái, và nâng cao khả năng chống chịu với khí hậu cho các cộng đồng còn gặp khó khăn.
Người dân địa phương, đặc biệt là người nghèo, dân tộc thiểu số, được tăng cường năng lực thông qua các hoạt động đối tác này, đã xác định được các cách tốt nhất để giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với bối cảnh của mình. Các biện pháp do nông dân đề xuất và thực hiện như loại bỏ hoàn toàn thuốc diệt cỏ, giảm hóa chất, ủ phân compost và sử dụng chế phẩm sinh học kiểm soát sâu bệnh, đã giúp phục hồi các hệ sinh thái đồng thời cải thiện các sinh kế địa phương. Các đối tác của tổ chức Bánh mì cho Thế giới đã góp phần giảm phát thải khí nhà kính và cải thiện sinh kế, cũng như là bảo tồn và phát triển kiến thức bản địa.
Trồng rừng chống biến đổi khí hậu
![]() |
Ông Nguyễn Quốc Trị phát biểu tại sự kiện. |
Ông Nguyễn Quốc Trị, Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT) cho biết, việc bảo vệ và trồng rừng là có vị trí, vai trò quan trọng trong phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu. Lâm nghiệp là ngành duy nhất có lượng phát thải âm, để bù cho các lĩnh vực khác có lượng phát thải dương. Ngành lâm nghiệp Việt Nam thời gian qua đã có sự phát triển hiệu quả, bền vững cả về kinh tế, môi trường và xã hội. Hiện tỷ lệ che phủ rừng từ 28,2% năm 1995, lên 42,02% vào năm 2021, tương ứng 14,7 triệu ha trong đó: rừng tự nhiên 10,3 triệu ha, rừng trồng 4,4 triệu ha cao hơn nhiều so với độ che phủ bình quân của thế giới (26%).
Diện tích rừng được giao đạt trên 11,4 triệu ha chiếm 69% diện tích, trong đó cho 1,4 triệu hộ với khoảng 4,1 triệu ha, đảm bảo không gian sinh sống cho trên 20 triệu người, trong đó có trên 50% là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong giai đoạn tới, ngành lâm nghiệp cũng sẽ tập trung triển khai, phát huy vai trò trong phát triển kinh tế bền vững, bảo đảm ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường.
"Tôi tin tưởng rằng, đồng hành với cam kết, nỗ lực của Việt Nam cùng với sự hợp tác, hỗ trợ của các đối tác phát triển, các tổ chức quốc tế như Tổ chức Bánh mì thế giới, Việt Nam sẽ thành công trong chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế dựa vào khả năng cung ứng của các hệ sinh thái, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-bon thấp; hoàn thành các mục tiêu của thập kỷ phục hồi các hệ sinh thái" - Tổng Cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp Nguyễn Quốc Trị phát biểu.
![]() |
Các đại biểu tham gia Hội thảo. |
Bánh mì cho Thế giới được thành lập tại Đức vào năm 1959, là một tổ chức cứu trợ và phát triển toàn cầu hoạt động tại hơn 90 quốc gia. Để hỗ trợ cho người nghèo và dễ bị tổn thương cải thiện các điều kiện sống, các lĩnh vực hoạt động của Bánh mì cho Thế giới trải rộng từ phát triển kinh tế bền vững, biến đối khí hậu và năng lượng tái tạo, nông nghiệp sinh thái, đến quản trị, bình đẳng giới, hòa nhập xã hội, và tiếp cận các dịch vụ cơ bản. Văn phòng khu vực Việt Nam – Lào của Bánh mì cho Thế giới (VEST) hỗ trợ các tổ chức xã hội phi lợi nhuận và các tổ chức đoàn thể để tăng cường năng lực cho các cộng đồng còn gặp khó khăn nhất ở vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, để có cuộc sống tốt hơn. |


Đáng chú ý
Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ”

Bài viết mới
Chi 10.000 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán cho các đối tượng chính sách

Những trái tim thiện nguyện nồng ấm vì cộng đồng

Chuyên đề

Những người lính Mỹ năm xưa nã đạn vào Việt Nam, hôm nay trở lại. Họ quay lại như một sự trở về với tiếng gọi của lương tri. Người Việt Nam đã mở vòng tay chào đón. Hai bên cùng lấp những hố bom bằng màu xanh cây lá, thắp lên ngọn lửa yêu đời và hi vọng cho những nạn nhân chiến tranh. Rồi từ đây, những hạt giống hữu nghị, hoà bình đâm chồi, nảy lộc.

Dù có nguồn gốc ở phương Tây nhưng giờ đây, Lễ hội Halloween đã trở thành một sự kiện được chào đón ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.