Nơi ươm mầm tình yêu biển đảo
Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc |
Bão Goni sắp vào Biển Đông, yêu cầu các tỉnh miền Trung chủ động ứng phó |
Các em học sinh Trường THCS Tam Giang chăm chú nghe thầy giảng bài bên mô hình đảo Trường Sa Lớn. |
Hoạt động ngoài giờ tại Trường Tiểu học Cái Nước 1 càng thêm sinh động, thu hút khi cô giáo Phan Hồng Vân, giáo viên Trường Tiểu học Cái Nước 1, thuyết trình cho các em học sinh về 2 quần đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Trong ý nghĩ của các em, Hoàng Sa và Trường Sa là vùng đất xa xôi, nhưng đứng dưới mô hình cột mốc chủ quyền được đặt trong khuôn viên trường thì khoảng cách giữa nơi đảo xa và đất liền như được xích lại gần hơn.
Thầy Nguyễn Thanh Hồng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Cái Nước 1, thông tin, cột mốc chủ quyền biển đảo của Trường Tiểu học Cái Nước 1 được khởi công xây dựng từ năm 2015, đây là công trình thừa hưởng từ Trường THPT Cái Nước trước đây, với kinh phí xây dựng 50 triệu đồng từ nguồn quỹ do Đoàn trường THPT Cái Nước đóng góp. Không chỉ là điểm nhấn khác biệt giữa sân trường, nhiều hoạt động giáo dục truyền thống cũng được nhà trường tổ chức tại đây.Cô Phan Hồng Vân chia sẻ: “Bằng hình ảnh trực quan sinh động, việc giảng dạy cho các em về 2 quần đảo trở nên dễ dàng, nhất là trong các môn Lịch sử, Địa lý. Kết hợp với phương pháp trình chiếu, việc tiếp thu bài của học sinh nhanh hơn, tạo sự hứng thú trong học tập”.
Em Tô Lâm Nhã Uyên, lớp 5A1, Trường Tiểu học Cái Nước 1, bộc bạch: “Trước đây chúng em chỉ biết 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa qua sách vở, qua cột mốc cùng bài dạy của cô, em biết được vị trí của 2 quần đảo cũng như các yếu tố địa lý, địa hình khác. Tình yêu biển đảo với em rất lớn lao, em mong ước một ngày mình được đặt chân đến đó”.
Tương tự, tại Trường THCS Tam Giang (huyện Năm Căn), mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa vừa được xây dựng trong năm học 2019-2020. Mô hình không chỉ được sử dụng như công cụ hỗ trợ công tác dạy học các bộ môn khoa học xã hội như: Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, đặc biệt còn ghi dấu quá trình đổi thay về cơ sở vật chất của ngôi trường vùng sâu, tiến tới việc công nhận trường đạt chuẩn quốc gia trong thời gian sớm nhất.
Cô Trần Thị Hoa, Hiệu trưởng Trường THCS Tam Giang, chia sẻ: “Đây là một trong những công trình mà tôi và thầy cô trong trường đã ấp ủ, tâm huyết từ lâu. Mô hình này vừa giúp các em nhận diện được lãnh thổ của Việt Nam, vừa nuôi dưỡng cho thế hệ tương lai lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ chủ quyền Tổ quốc".
Không chỉ đơn thuần là hình ảnh cột mốc quen thuộc với đầy đủ thông tin về kinh độ, vĩ độ, thầy cô tại đây còn vô cùng sáng tạo khi xây dựng công trình này như đảo Trường Sa thu nhỏ với nhiều hình ảnh mô phỏng ngọn hải đăng, những căn nhà nhỏ, hay những hàng phi lao vươn mình trước nắng gió, bao bọc xung quanh là bãi cát trắng. Chưa bao giờ một phần ruột thịt của Tổ quốc lại gần gũi, thân thương đến thế, nhất là ở môi trường đào tạo thế hệ tương lai cho đất nước. Những công trình này sẽ nối dài cánh tay lan toả thông điệp về tình yêu quê hương, đất nước đến các em học sinh.
Vinh danh các tác giả đoạt giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo Ngày 22/11, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức trao Giải thưởng Sáng tác về biên giới, biển đảo giai đoạn từ ... |
Phát triển kinh tế biển song song với bảo vệ chủ quyền lãnh thổ Các đại biểu đề xuất cần nghiên cứu chính sách an sinh xã hội phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh tế trên biển ... |
Quà từ Trường Sa Chúng tôi sẽ bắt đầu câu chuyện những món quà từ đảo xa bằng hình ảnh về những lá cờ Tổ quốc thiêng liêng. Trong ... |