Trang chủ Bờ cõi biển đảo Cuộc sống vùng biên
11:49 | 22/05/2019 GMT+7

Độc đáo sắc màu dân tộc Lô Lô

aa
Trên dải đất Việt Nam, 54 dân tộc anh em cùng sinh sống, đoàn kết qua hàng ngàn năm lịch sử để tạo nên một cộng đồng gắn bó như ngày hôm nay. Trong đó, người Lô Lô là một dân tộc có mặt sớm, góp công vào quá trình khai khẩn và lập nên mảnh đất Đồng Văn, Mèo Vạc ở tỉnh Hà Giang và Bảo Lâm, Bảo Lạc ở tỉnh Cao Bằng.
Cảnh sát biển đồng hành cùng ngư dân xã đảo vươn khơi bám biển Ở nơi này nhà nào cũng có kho báu tiền tỷ, gai nhọn chi chít "Đời diêm dân" Khánh Hòa lên hãng tin quốc tế
doc dao sac mau dan toc lo lo
Làng Lô Lô Chải nhìn từ trên cao.

Tín ngưỡng và văn hóa dân gian độc đáo

Là một tộc người có số dân khiêm tốn nhưng dân tộc Lô Lô lại có bề dày lịch sử và tín ngưỡng, văn hóa dân gian độc đáo. Trên mảnh đất núi non hùng vĩ, ngàn đời nay, người Lô Lô vẫn gìn giữ và lưu truyền những vốn cổ quý báu của cha ông với những phong tục tập quán, lễ hội, những điệu múa, truyện kể dân gian... Dù được chia ra làm hai nhóm Lô Lô đen và Lô Lô hoa nhưng họ chỉ khác nhau về trang phục còn tín ngưỡng và văn hóa dân gian thì không phân biệt.

Bên nhịp trống đồng trầm hùng giữa trùng điệp núi non và những vách đá tai mèo, điệu múa, tiếng hát của người Lô Lô còn quá đỗi nguyên sơ: “Hỡi những người Lô Lô cổ/ Và Cờ Lao già ở đất này/ Đã phát rẫy làm nương/ Đã khai thiên lập địa/ Sinh ra mảnh đất đầu tiên/ Sinh ra các hang/ Đẻ ra các động...”. Những câu hát ấy đưa ta về thuở sơ khai gắn liền với những tín ngưỡng dân gian có tự ngàn xưa.

Người Lô Lô quan niệm vạn vật hữu linh, nghĩa là vạn vật đều có linh hồn, từ con người đến núi sông, cây cỏ, thú vật. Tín ngưỡng này bắt nguồn từ một thực tại là trước thiên nhiên bao la đầy bí ẩn và hiểm họa, con người đã thần thánh hóa các lực lượng tự nhiên thành siêu nhiên với sức mạnh thần linh và thờ cúng, cầu khẩn để được che chở. Linh hồn biết tất cả những gì con người đang làm và có thể giúp con người mọi việc ở mọi lúc, mọi nơi, nhất là trong những tình thế nguy nan. Vì vậy, thờ cúng các linh hồn được coi là bổn phận của con người. Tục thờ cúng tổ tiên hay cúng ma bắt nguồn từ quan niệm này.

Người Lô Lô cũng cho rằng, con người khi mới sinh ra có hình hài như một bầy khỉ. Khi trời lạnh, bầy khỉ bóc vỏ cây quấn vào người. Khi chết đi, con người sẽ bay về với tổ tiên, trời đất. Nên khi làm lễ cúng tổ tiên và trong đám ma, các chàng trai phải mặc trang phục bằng lá cây, lấy vỏ cây làm mặt nạ như cha ông xưa kia để tổ tiên nhận ra con cháu mình. Đây là nghi lễ hết sức độc đáo, cho thấy sự gắn bó và hòa hợp giữa con người với tự nhiên.

doc dao sac mau dan toc lo lo
Họa tiết trang trí gấu áo của người Lô Lô hoa.

Các gia đình Lô Lô thường lập bàn thờ ở sát vách của gian giữa, đối diện cửa chính, có những hình nhân bằng gỗ, được cắm hoặc cài ở phía vách bàn thờ để tượng trưng cho linh hồn tổ tiên. Lễ cúng tổ tiên thường diễn ra vào ngày 14-7 âm lịch hằng năm tại nhà trưởng họ với 3 nghi lễ chính gồm lễ hiến tế, lễ tưởng nhớ và lễ tiễn đưa.

Với không khí trang nghiêm, thành kính, họ cầu khấn cho tổ tiên về nhận mặt để chứng giám và phù hộ cho con cháu. Đây là một trong những sinh hoạt thuộc các nghi lễ vòng đời của người Lô Lô, mang tính giáo dục cộng đồng hướng về nguồn cội, biết ơn tổ tiên, giáo dục đạo lý uống nước nhớ nguồn, tạo sự cố kết cộng đồng làng bản, dòng họ và gia đình.

Bên cạnh lễ cúng tổ tiên, phong tục tang ma của người Lô Lô không chỉ mang tính chất tín ngưỡng mà còn hàm chứa giá trị văn hóa, thể hiện đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ và tinh thần cộng đồng làng bản. Trong các bài ca tang lễ có đoạn mở đầu: “Lứa tuổi nào qua đời/ Hồn được múa tiễn đưa/ Múa tiễn hồn người già/ Tiễn hồn người đứng tuổi...”.

Với quan niệm người chết sẽ bắt đầu một cuộc sống mới ở thế giới khác nên người Lô Lô không quá đau buồn mà trong đám ma sẽ có nhiều lễ thức độc đáo, như hóa trang, nhảy múa, nhào lộn... Phụ nữ nhảy múa trong đám tang mặc những bộ trang phục và trang sức đẹp nhất để đưa tiễn người quá cố về với tổ tiên.

Không chỉ có tín ngưỡng vạn vật hữu linh, tín ngưỡng phồn thực cũng được người Lô Lô giữ gìn qua lễ cầu mưa. Người dân cầu khấn, ước ao năm nay có nhiều hạt mưa rơi xuống tưới cho nương rẫy ngày càng xanh tốt, cho dân bản được mùa, đời đời no ấm. Người Lô Lô thường tổ chức lễ cầu mưa vào đầu tháng 3 âm lịch tại một khu đất rộng do người cao tuổi có uy tín làm lễ.

Đồ cúng trong nghi lễ thường phải có 1 con gà trống, 2 con chó, 1 bát nước, 4 chén rượu, 4 ống hương bằng tre tượng trưng cho 4 phương trời, 1 thanh kiếm bằng gỗ hoặc sắt cùng hương vàng giấy bạc. Tiếng khấn vái của thầy cúng đậm chất kì bí, đầy sắc màu huyền thoại, lên bổng xuống trầm, hòa vào tiếng trống đồng, tiếng nhị réo rắt, nỉ non, là cầu nối giữa con người với các đấng thần linh, là khát vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp về một tự nhiên mưa thuận gió hòa.

Lễ cầu mưa có 2 phần là phần lễ và phần hội. Thế nên, nó không chỉ là dịp để người ta cầu may mắn, tỏ lòng thành với đất trời mà còn là dịp để mọi gặp gỡ nhau, bàn chuyện làm ăn, chuyện gia đình, con cái, đặc biệt còn là dịp để trai gái trao duyên, hò hẹn. Những nàng thiếu nữ miền sơn cước với đôi má ửng hồng, e ấp và tình tứ trong những điệu múa, tiếng hát cổ truyền làm say lòng biết bao người trai. Cả đất trời như cùng hòa nhịp với lòng người trong sắc xuân phơi phới.

doc dao sac mau dan toc lo lo
Cảnh hành lễ trong Lễ hội cầu mưa của người Lô Lô ở Mèo Vạc.

Trong những nghi lễ mang tính tâm linh, trống đồng là một linh vật không thể thiếu. Nó gắn với huyền thoại về sự sinh sôi, nảy nở của con người và vạn vật, là cầu nối giữa cõi người với cõi thiêng. Có tiếng trống đồng thì hồn người chết mới tìm được đường về nơi sinh tụ đầu tiên của tổ tiên. Có tiếng trống đồng thì trời đất, âm dương mới giao hòa, nam thanh nữ tú mới gắn kết bên nhau. Tiếng trống đồng trầm hùng, vang vọng khắp núi rừng ngàn đời là một biểu tượng cho sức sống bất diệt của dân tộc.

Trang phục rực rỡ sắc màu

Trên địa đầu Tổ quốc, nổi bật giữa bạt ngàn xanh thẳm của núi rừng là những trang phục rực rỡ sắc màu. Đâu đó, ta bắt gặp những cô gái Lô Lô xúng xính trong bộ váy áo truyền thống mà như thấy một mùa xuân đang bừng nở. Cũng là loại trang phục nhấn vào các họa tiết trang trí và những gam màu sặc sỡ, tươi tắn như của người Mông, Dao đỏ hay Cờ Lao đỏ nhưng trang phục của người Lô Lô hoa ở Hà Giang thực sự khác biệt. Nó được tạo ra từ kỹ thuật khâu các mảnh vải màu tam giác lên trang phục với họa tiết vô cùng tinh xảo và đẹp mắt, mang đặc trưng riêng của người Lô Lô không giống bất cứ dân tộc nào.

Một bộ trang phục truyền thống của người Lô Lô hoa gồm áo, quần, váy, khăn. Khăn đội đầu làm bằng vải tự dệt màu đen hoặc xanh chàm, ở đầu có tua màu sắc sặc sỡ như màu đỏ, cam, vàng hoặc đính cườm. Những họa tiết cầu kỳ được thêu dày đặc trên trang phục. Để bộ trang phục hoàn thiện hơn họ dùng thắt lưng, khi thắt để thõng 2 đầu ra phía trước tạo vẻ duyên dáng.

Sự tinh tế của trang phục do khiếu thẩm mỹ của cô gái khi chọn phối màu sắc giữa áo, quần, khăn, thắt lưng nhằm tạo một tổng thể hài hòa, xinh xắn. Điều đó cũng thể hiện những quan niệm thẩm mỹ và đời sống tinh thần phong phú của dân tộc Lô Lô.

Hai nhóm Lô Lô hoa và Lô Lô đen đều sử dụng phối hợp kỹ thuật chắp vải màu có thêu khá tinh tế trong những khuôn thức bố cục chặt chẽ, có hòa sắc rực rỡ sáng tươi của các màu nguyên sắc được bố trí bên nhau làm rõ, làm tăng độ tương phản vốn có. Tuy nhiên, người Lô Lô hoa sử dụng kỹ thuật trang trí chắp hình vải màu nhiều hơn còn người Lô Lô đen sử dụng kỹ thuật thêu nhiều hơn, dùng xen kẽ với chắp hình vải màu, bố cục trang trí trang phục thoáng, nhẹ hơn.

doc dao sac mau dan toc lo lo
Người Lô Lô thêu trang phục ở Mèo Vạc.

Phụ nữ Lô Lô đen mặc áo ngắn tay kiểu xẻ ngực, hai ống tay chùng và rộng, váy kín khá dài. Dây lưng 2 đầu thêu và buộc thêm những sợi chỉ xanh đỏ sặc sỡ. Cũng giống người Lô Lô hoa, khăn đội đầu thường bằng vải chàm và được đính nhiều hạt cườm, cúc nhựa, buông những chỉ tua nhiều màu.

Với khăn đội đầu là nền đen, các hạt cườm ngũ sắc, các tua xanh đỏ dính viền mép khăn, người Lô Lô muốn thể hiện bầu trời cùng các vị tinh tú. Đường diềm trang trí bổ ô thể hiện họa tiết biểu trưng cho sự tuần hoàn của mặt trời, mặt trăng, của không gian, thời gian. Bên cạnh đó, họa tiết trang trí hình bông lúa cho thấy rõ đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp. Trên những tấm vải của người Lô Lô đen còn trang trí hình chim Ngó Bá - một loài chim huyền thoại, gắn liền với tín ngưỡng thờ thần của người Lô Lô.

Để làm ra một bộ trang phục như vậy, những người phụ nữ phải mất khoảng 4 năm. Khoảng thời gian ấy cho thấy sự kiên trì, vất vả và đôi bàn tay khéo léo của họ. Đó còn là nơi họ gửi gắm trọn vẹn khát vọng hạnh phúc tình yêu qua những mũi kim, sợi chỉ. Bởi người con gái Lô Lô nào khi về nhà chồng cũng phải may được một bộ váy áo để mang theo.

Giữ gìn và lan tỏa

Là một dân tộc thiểu số, lại sống quần cư và hòa nhập với nhiều cộng đồng dân tộc khác, người Lô Lô đang nỗ lực từng ngày bảo tồn những giá trị quý báu mà cha ông để lại. Những nghi thức tâm linh gắn liền với tín ngưỡng và văn hóa dân gian tốt đẹp như lễ cúng tổ tiên hay lễ cầu mưa, những bài dân ca, truyện cổ, những điệu múa, trống đồng... là những nét đặc sắc mà người dân gìn giữ và phục dựng.

Ngày nay, khi xã hội đã phát triển hơn thì việc người con gái của dân tộc này phải khéo tay trồng bông, dệt vải vẫn là một trong những yêu cầu quan trọng nhất để các ông bố, bà mẹ chọn dâu và những chàng trai Lô Lô kén vợ.

Hẳn vì thế mà dẫu cho phiên chợ Đồng Văn họp vào sáng Chủ nhật có bán nhiều phẩm màu cao cấp nhưng những phụ nữ Lô Lô vẫn chuộng loại vải do chính tay mình dệt nên và nhuộm từ những loại củ, loại lá kiếm được trong rừng để tạo thành những bộ váy áo đẹp hơn sắc hoa rừng buổi sớm. Chính vì phải dụng công, dụng tâm như thế nên những cô gái Lô Lô hết sức tự hào về nét duyên độc đáo trên khăn áo của dân tộc mình.

Cũng vì vậy, với phụ nữ Lô Lô, ngay từ khi còn nhỏ, họ đã được bà và mẹ dạy thêu và khâu vá trang phục để khi về nhà chồng phải có ít nhất một bộ váy áo mang theo. Việc làm này không chỉ giúp lưu giữ nghề khâu vá, thêu thùa mà còn giữ được những nét văn hóa truyền thống trên trang phục của dân tộc Lô Lô.

Như thế, với một nền văn hóa rực rỡ sắc màu, dù ở cheo leo nơi địa đầu Tổ quốc, những người Lô Lô vẫn ngày ngày tô điểm cho bức tranh đẹp đẽ của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Những điệu múa, lời ca bay qua thung sâu, núi cao, tiếng trống đồng vẫn vang lên hào sảng như nhịp đập trường tồn của trái tim người Lô Lô qua thời gian.

Xem thêm

doc dao sac mau dan toc lo lo Thanh Hóa: Thợ thổi hồn vào đá khi nắng nóng gần 40 độ C

Dù nhiệt độ ngoài trời ở Thanh Hóa gần 40 độ C, nhưng với đôi bàn tay, khối óc và con mắt thẩm mỹ của ...

doc dao sac mau dan toc lo lo An Giang: Trai làng 9X kiếm bộn tiền nhờ... que tăm

Những cây tăm tre nhỏ nhắn qua đôi tay khéo léo của anh Nguyễn Vũ Linh (ngụ ấp Vĩnh Phú, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện ...

doc dao sac mau dan toc lo lo Cà Mau: Về xứ bãi bồi xem dân lướt ván tóm bạch tuộc như chơi

Được tách ra từ xã Đất Mới, xã Lâm Hải (huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau) có diện tích hơn 12ha, với hơn 10 ngàn ...

doc dao sac mau dan toc lo lo Cho tằm ăn lá sắn lớn nhanh như thổi, bỏ ra trăm ngàn lãi cả triệu

Những năm gần đây, nhiều người dân trên địa bàn huyện Anh Sơn (tỉnh Nghệ An) tận dụng nguồn lá sắn dồi dào để nuôi ...

Theo An ninh thế giới
Nguồn:

Tin bài liên quan

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Câu chuyện về chuyển đổi số ở trường TH&THCS Phú Cường (Hòa Bình)

Là một ngôi trường tại huyện miền núi Tân Lạc, tỉnh Hoà Bình nhưng trường TH&THCS Phú Cường lại được trang bị một phòng học không gian số hiện đại với màn hình tương tác, máy tính bàn và 20 chiếc máy tính bảng. Những thiết bị này đã thổi một làn gió mới vào công tác giảng dạy và học tập tại trường.
Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Hà Nội: 100% xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số đạt chuẩn nông thôn mới

Tại Hà Nội, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sống cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã với trên 107.847 người, chiếm 1,3% dân số thành phố. Nhờ sự quan tâm của chính quyền Thành phố, cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân vùng đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao.
Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Shaman giáo Siberia: Vũ điệu của các pháp sư

Tại vùng Siberia nguyên sơ và hùng vĩ, Shaman giáo đang hồi sinh đầy mạnh mẽ, gợi nhớ về những truyền thống cổ xưa. Shaman giáo tại Siberia - nơi con người kết nối với năng lượng thiên nhiên và thế giới linh hồn kỳ bí.

Các tin bài khác

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho người dân ở xã biên giới Tây Nghệ An

Ngày 12/11, tại xã Tri Lễ (huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An), Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 4 (Quân khu 4) phối hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tổ chức Lễ khai giảng Lớp xóa mù chữ, chống tái mù chữ kỳ 1, giai đoạn 1 cho 26 học viên là người dân trên địa bàn bản Lam Hợp của xã này.
Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Khi hai thôn Việt - Lào hòa chung nhịp sống

Mô hình kết nghĩa thôn bản ở biên giới Việt - Lào đang dần trở thành biểu tượng của tình hữu nghị bền vững giữa hai dân tộc. Tại những khu vực biên giới xa xôi này, người dân hai quốc gia không chỉ chung sống hòa bình mà còn hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh, tạo nên tình đoàn kết, gắn bó như ruột thịt.
Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Người dân 3 xã biên giới ở Nghệ An vui ngày Hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), tại nhiều bản biên giới ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc, với nhiều hoạt động văn nghệ, thể thao đầy ý nghĩa, thiết thực, thắm tình đoàn kết quân dân.
Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Tây Ninh: xuất quân tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia

Ngày 7/11 tại tỉnh Tây Ninh, Quân khu 7 tổ chức lễ xuất quân, giao nhiệm vụ cho 4 đội tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ hy sinh tại Campuchia, giai đoạn 24 (mùa khô 2024 - 2025).

Đọc nhiều

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Ukraine sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân, cộng đồng người Việt Nam đang ở Ukraine cần sẵn sàng phương án tốt nhất để giữ an toàn.
Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Các Liên hiệp hữu nghị Cụm 5: Vận động gần 300 tỷ đồng viện trợ trong năm 2024

Ngày 20/11, tại Cà Mau, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị các tỉnh, thành (Cụm 5) gồm: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh và thành phố Cần Thơ tổ chức Hội nghị tổng kết công tác đối ngoại nhân dân năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

World Vision cùng Việt Nam bảo vệ trẻ em trên không gian mạng

“Trong nỗ lực xây dựng môi trường mạng an toàn, hiệu quả cho trẻ em, World Vision International tại Việt Nam luôn tập trung vào phương pháp tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm. World Vision đặc biệt chú trọng chương trình giáo dục kỹ năng số toàn diện để trẻ em có thể vừa biết cách tự bảo vệ mình, vừa có thể sử dụng internet sáng tạo. Đồng thời tự ý thức vai trò chủ động của mình trong việc xây dựng môi trường internet an toàn, hiệu quả”.
Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam: tiếp tục nối những nhịp cầu vun đắp tình hữu nghị hai nước

Chương trình “Ươm mầm hữu nghị” do Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia khởi xướng và triển khai đã hỗ trợ thiết thực, hiệu quả cho hàng trăm sinh viên Campuchia đang học tập tại Việt Nam. Từ sự hỗ trợ đó, sinh viên Campuchia có thêm nền tảng tốt khi đi làm, nhiều cơ hội phát triển và đóng góp tích cực cho tình hữu nghị hai nước. Thạc sĩ Uch Leang, Phó Vụ trưởng Vụ Nghiên cứu Á - Phi và Trung Đông, Hàn lâm Hoàng gia Campuchia (RAC), Chủ tịch Hội cựu sinh viên Campuchia tại Việt Nam cho biết như vậy khi trao đổi với phóng viên tạp chí Thời Đại.
Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Tàu 467 Vùng 4 Hải quân cứu nạn thành công tàu cá Bình Định

Ngày 21/11, Tàu 467 Vùng 4 Hải quân đã cứu nạn thành công tàu cá Bình Định bị hỏng máy tại khu vực đảo Phú Quý.
Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam kiên quyết thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi chủ quyền

Việt Nam tôn trọng quyền của các quốc gia ven biển trong việc ban hành nội luật và các quy định liên quan đến biển phù hợp với UNCLOS 1982; đồng thời, Việt Nam cũng đề nghị các quốc gia khác tôn trọng đầy đủ chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa và các quyền của Việt Nam đối với các vùng biển của Việt Nam được xác lập phù hợp với UNCLOS 1982.
Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Vùng 2 Hải quân phối hợp tổ chức thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật năm 2024

Ngày 21/11, tại thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bộ Tư lệnh Vùng 2 Hải quân phối hợp với Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Trung tâm 286/BTL 86 tổ chức Hội nghị thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2024.
cuu sinh vien campuchia tai viet nam tiep tuc noi nhung nhip cau vun dap tinh huu nghi hai nuoc
infographic 10 thang viet nam don hon 141 trieu luot khach du lich quoc te
infographics nhung dong gop quan trong cua viet nam trong acmecs
infographics brics va nam ban cau cung xay dung mot the gioi tot dep hon
infographics ngay phu nu viet nam 2010 phu nu viet nam chu dong sang tao tu tin toa sang trong thoi dai moi
video tay ninh bao ton phat huy nghe thuat trinh dien dan gian dan toc khmer gan voi phat trien du lich
infographics nobel 2024 giai nobel hoa binh ton vinh to chuc nihon hidankyo cua nhat ban
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Thời tiết hôm nay (20/11): Không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, thời tiết hôm nay (20/11), không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng, miền Bắc rét sâu, vùng núi có nơi dưới 17 độ. Trung Bộ có mưa rào và dông, cục bộ mưa to. Nam Bộ nắng nóng, có nơi trên 34 độ.
Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Thời tiết hôm nay (19/11): Hà Nội có mưa, trời chuyển rét

Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo ngày 19/11, Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vài nơi. Đêm và sáng sớm trời lạnh.
Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (18/11): Bắc Bộ chuyển lạnh, Trung Bộ mưa rào

Ngày 18/11, không khí lạnh sẽ ảnh hưởng tới Bắc Bộ, Trung Bộ có mưa, mưa rào và dông vài nơi.
2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

2 cơn bão xuất hiện trên biển Đông, không khí lạnh sắp tràn về miền Bắc

Biển Đông liên tiếp đón 2 cơn bão số 7 (bão Yinxing) và số 8 (bão Toraji). Đáng chú ý, đã có những thời điểm 2 cơn bão này hoạt động cùng lúc trên Biển Đông, gây ra hiện tượng bão đôi.
Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Thời tiết hôm nay (15/11): Bão số 8 tan trên biển, đất liền ngày nắng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 1 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 8) ở vào khoảng 21,1 độ Vĩ Bắc; 113,2 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Xuất hiện tình trạng mạo danh lừa tiền người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa phát thông tin cảnh báo về tình trạng mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, thu tiền của người lao động muốn đi làm việc ở nước ngoài.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động