Nơi chấp cánh ước mơ cho học trò vùng khó
Trường Phổ thông Dân tộc bán trú TH - THCS Mường Luân ngôi nhà thứ hai của học sinh dân tộc Nâng cao chất lượng học sinh bán trú là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Qua đó, góp phần nâng cáo chất lượng giáo dục toàn diện, cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống của các em học sinh, do vậy trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) (huyện Điện Biên Đông, tỉnh Điện Biên) đặc biệt quan tâm thực hiện hiệu quả. |
Huyện nghèo biên giới nỗ lực xây dựng trường chuẩn Những năm qua, huyện nghèo biên giới Nậm Pồ đã tập trung triển khai đồng bộ nhiều giải pháp từng bước thực hiện lộ trình xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. |
Trong chuyến công tác tại xã nghèo nằm trong huyện nghèo chúng tôi có dịp ghé qua Trường PTDT bán trú TH&THCS Na Son mà đồng bào dân tộc nơi đây luôn gọi khá thân thương và chìu mếm “Nơi chấp cánh ước mơ cho học trò vùng khó”. Nằm ẩn mình bên những dãy núi, khác hẳn với suy nghĩ và tưởng tượng về điều kiện của ngôi trường thuộc xã nghèo, Trường PTDT bán trú TH&THCS Na Son xã Na Son đã được Đảng và Nhà nước quan tâm đầu tư khá khang trang và kiên cố. Khuôn viên sân trường được các thầy, cô giáo và học trò trang trí, quy hoạch khá bắt mắt, thân thiện và gần gũi với thiên nhiên, mang đậm dấu ấn môi trường sư phạm.
Hoạt động giữa giờ mang lại cho các em tinh thần thoải mái trước khi bước vào tiết học mới |
Dẫn chúng tôi thăm quan khuôn viên nhà trường thầy giáo Tường Hải Quân, Hiệu trưởng Nhà trường cho biết: Trường PTDTBT Tiểu học và Trung học cơ sở Na Son được thành lập theo Quyết định số 926/QĐ-UBND ngày 29 tháng 6 năm 2020 của UBND huyện Điện Biên Đông, trên cơ sở sáp nhập 2 trường PTDTBT THCS Na Son và PTDTBT Tiểu học Na Son. Hiện trường có 20 lớp học với hơn 600 học sinh, trong đó có hơn 400 học sinh bán trú chiến hơn 75% số học sinh.
Na Son là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Điện Biên Đông, đại bộ phận nhân dân là đồng bào dân tộc thiểu số nhận thức còn hạn chế, đời sống vật chất và tinh thân còn khó khăn nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc cho con, em đến trường. Mô hình trường phổ thông bán trú ra đời như là nút thắt đã được cởi cho giáo dục vùng khó.
Nhà trường luôn tăng cường hoạt động trải nghiệm |
Với đặc thù của trường bán trú là học sinh ăn, ở và sinh hoạt ngay tại trường, chỉ cuối tuấn các em mới về với gia đình. Thậm trí có những em hàng tháng với về với gia đình một lần; nhiều gia đình có 2 - 3 người con đều ăn, ở tại trường. Để các em học sinh bán trú được học tập và sinh hoạt trong môi trường tốt nhất. Nhà trường cũng tiến hành tu sửa cơ sở vật chất, chỗ ăn, chỗ ở của học sinh. Căn cứ trên định mức được hỗ trợ nhà trường cân đối tổ chức nấu cơm cho học sinh ngày ăn 03 bữa; tuân tủ các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, các bữa ăn cung cấp đủ dinh dưỡng, sạch sẽ, an toàn, giúp các em có sức khỏe tốt, yên tâm học tập.
Để đảm bảo cho các em học sinh bán trú được học tập và sinh hoạt trong môi trường tốt nhất thì bên cạnh việc học văn hóa, nhà trường gắn liền với rèn kỹ năng tự lập, chấp hành kỷ luật, sắp xếp thời gian hợp lý giúp các em phát triển toàn diện.
Mô hình trường phổ thông bán trú không chỉ cởi nút thắt cho giáo dục vùng khó mà còn là nguồn lực quan trọng giúp các trường nơi vùng sâu, vùng xa, biên giới duy trì sỹ số học sinh ra lớp và nâng cao chất lượng giáo dục.
Đội ngũ giáo viên nhà trường luôn nếu cao tinh thần trách nhiệm, thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh |
Nếu những năm trước khi chưa có mô hình trường bán trú việc vận động học sinh ra lớp là một việc làm hết sức khó khăn của trường và cấp ủy chính quyền. Mô hình trường bán trú ra đời đã giúp nhà trường trong việc huy động học sinh ra lớp. Sĩ số học sinh được duy trì nhà trường có điều kiện, thời gian tập trung vào các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm học 2021-2022, trường được Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên công nhận Trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. Hàng năm tỷ lệ hoc sinh xếp loại học lực hoàn thành tốt và hoàn thành chiếm trên 90% (Đối với bậc tiểu học) và học sinh có lực khá, giỏi chiếm 70% (THCS); Số lượng học sinh tham gia các kỳ thi học sinh giỏi huyện và tỉnh tăng hàng năm; tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS đều đạt 100%, hàng năm học sinh trúng tuyển vào các THPT đạt trên 70% tổng số học sinh lớp 9. Tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi vào học lớp 1, lớp 6 đạt 100% ; sĩ số luôn duy trì 100% và xã duy trì đạt chuẩn phổ cập giáo dục mức độ 3.
Ghi nhận những kết quả của thầy và trò nhà trường trong 5 năm qua, chi bộ trường luôn đạt "Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ "; liên tục đạt danh hiệu tập thể Lao động tiên tiến, 5 năm liên tục được UBND tỉnh bằng khen. Nhà trường đề nghị Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp xét và trình Thủ tướng Chính phủ tặng thưởng Bằng khen cho tập thể.
Đội ngũ quản lý, giáo viên nhà trường luôn đoàn kết xây dựng môi trường sư phạm thân thiện và đổi mới |
“Mặc dù còn nhiều khó khăn, song Nhà trường luôn coi trọng việc giáo dục kiến thức văn hóa, kỹ năng, nhân cách sống, tính cộng đồng, ý thức tổ chức kỷ luật, thái độ trung thực, thật thà, nếp sống văn minh, tinh thần đoàn kết cho học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Là địa chỉ tin cậy để các bậc phụ huynh và nhân dân các dân tộc trong xã gửi con em mình học tập và rèn luyện tại trường” Thầy Tường Hải Quân chia sẻ./.
Độc đáo Lễ cúng bản của cộng đồng dân tộc Lào ở Điện Biên Lễ cúng bản (Căm bản) diễn ra vào dịp đầu năm theo lịch của cộng đồng dân tộc Lào có ý nghĩa tưởng nhớ tổ tiên, cầu mong những điều may mắn, tốt đẹp cho bản làng. |
Rộn ràng Ngày hội văn hóa dân tộc Thái ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ Nhằm chào mừng kỷ niệm 78 năm Ngày Cách mạng tháng Tám thành công và Lễ Quốc khánh 2/9, huyện Nậm Pồ (Điện Biên) long trọng tổ chức Ngày hội văn hóa dân tộc Thái lần thứ nhất năm 2023. |