Mang “Vàng” từ rừng về nhà
Làng chài đẹp nhất Nam trung bộ nằm ở đâu? Cận cảnh hoang tàn sau cháy rừng ở Nam Đàn Hình ảnh hoang tàn sau vụ cháy rừng dữ dội ở Quảng Bình |
Nằm cách trung tâm tỉnh Điện Biên gần 100km, Chà Nưa là một xã vùng cao biên giới của huyện Nậm Pồ. Là một xã thuần nông nên người dân Chà Nưa chủ yếu sống dựa vào sản xuất nông nghiệp. Mặc dù trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước và chính quyền địa phương trong việc đưa các loại giống cây, con có giá trị cao vào sản xuất nông nghiệp đã góp phần nâng cao đời sống và thu nhập của người dân. Nhưng với địa hình chủ yếu là đồi núi, diện tích đất để sản xuất nông nghiệp ít nên dù có đưa các loại giống cây, con có giá trị vào sản xuất thì việc làm giàu từ nông nghiệp của nhân dân xã Chà Nưa cũng là điều khó khăn.
Thời gian gần đây tại xã đã xuất hiện một cách làm mới mang lại nguồn thu nhập khá, từ đó góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo cho người dân đó là công việc vào rừng tìm kiếm và thuần nuôi những đàn ong mật.
Theo chân cán bộ xã Chà Nưa đến thăm gia đình ông Thùng Văn Lay, bản Cấu - Người đầu tiên của xã thực hiện thành công việc tìm kiếm những đàn ong mật từ trong rừng về nhà để thuần nuôi. Hiện gia đình ông đã thuần nuôi được 30 tổ ong rừng để lấy mật.
Ông Lay cho biết: Ban đầu ông chỉ vào rừng tìm những tổ ong để lấy mật mang về dùng cho gia đình. Nhưng trong quá trình tìm kiếm những tổ ong mật đó, ông đã phát hiện ra đặc tính của chúng là rất thích ở những gốc cây mục và rỗng giữa hoặc ở trong các hang đá. Đặc biệt là những gốc cây gạo già. Từ đó ông nảy ra ý định và tìm những cây gỗ gạo đã chết để đục và đóng thành những thùng nhỏ mang vào rừng nhằm dẫn dụ đàn ong vào làm tổ. Sau một thời gian thử nghiệm ông thấy đàn ong đã đến làm tổ tại những thùng mà ông đã làm sẵn đó. Ông quyết định làm thêm nhiều thùng như vậy và để ở trong rừng. Sau khi đàn ong đã quen với việc làm tổ ở trong thùng thì ông đưa về nhà để tiện cho việc nuôi và lấy mật.
“Hiện nay mỗi năm gia đình ông thu được hơn 100 lít mật thành phẩm. Số mật trên không đủ cung cấp ra thị trường mà chủ yếu bán cho những người thân quen. Hiện giá bán là 250 nghìn đồng/lít, nếu thuận lợi cũng thu khoảng từ 30 đến 35 triệu đồng/ năm”- Ông Thùng Văn Lay nói.
Ông Thùng Văn Lay kiểm tra tổ ong trước khi tiến hành lấy mật |
Là một lãnh đạo xã còn rất trẻ tuổi nhưng đối với anh Thùng Văn Ánh - Phó chủ tịch HĐND xã Chà Nưa, việc tìm kiếm những đàn ong mật ở trong rừng về thuần nuôi không chỉ là một công việc mang lại lợi ích kinh tế mà còn là niềm đam mê. Cũng vì niềm đam mê mà nhiều năm nay vào ngày những nghỉ anh lại vào rừng tìm kiếm những đàn ong mật ở rừng về để thuần nuôi. Anh Thùng Văn Ánh cho biết: Loài ong mật rừng có nhiều đặc tính vượt trội hơn so với loại ong mật nuôi như địa bàn hoạt động khá rộng, chúng có thể đi tìm kiếm phấn hoa rộng trong bán kính 4-5km; khả năng chống chịu bệnh khá tốt, hầu như không mắc bệnh, …
“Loài ong rừng không cần phải chăm sóc hay nuôi dưỡng chỉ cần bảo vệ chúng khỏi những loài ong lạ đến phá. Nuôi ong rừng không phải mất công chăm sóc nhiều và cũng không mất tiền để mua giống. Mật được lấy từ loài ong này chất lượng rất tốt vì chúng được tạo ra hoàn toàn từ thiên nhiên tốt cho sức khỏe”. Hiện gia đình có hơn 20 tổ ong, thu hoạch khoảng từ 100 đến 120 lít/ năm”- Anh Ánh nói.
Anh Thùng Văn Ánh tiến hành thu hoạch mật ong |
Theo ông Khoàng Văn Van – Bí thư Đảng ủy xã Chà Nưa cho biết: Phong trào nuôi ong mật rừng được người dân trong xã thực hiện từ rất lâu, ban đầu chỉ mang tính chất tự phát với mục đích phục vụ gia đình là chủ yếu. Nhưng khi thấy được nhu cầu của thị trường về mật ong rừng thì người dân đã coi việc vào rừng tìm kiếm những đàn ong mật về thuần nuôi là một nghề để phát triển kinh tế gia đình. Ban đầu chỉ có một vài hộ thực hiện, khi thấy có hiệu quả thì nhiều hộ khác trong xã cũng học tập và làm theo. Hiện xã có khoảng gần 500 tổ ong mật rừng được người dân thuần nuôi thành công, hộ nhiều thì có 30 tổ, hộ ít thì 2- 3 tổ. Mặc dù, đây chưa phải là nguồn thu nhập chính nhưng việc thuần nuôi loài ong mật bắt từ rừng đang là một nghề giúp cải thiện đời sống của bà con nhân dân trong xã.
Để đảm bảo chất lượng mật của đàn ong khi đã được thuần nuôi, chính quyền xã đã có quy định cụ thể khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất nông nghiệp tránh làm ảnh hưởng đến môi trường sống của đàn ong. Đặc biệt xã đã vận động, khuyến khích người dân tại các bản không sử dụng thuốc diệt cỏ.
Số hộ khá giàu của xã Chà Nưa ngày xuất hiện nhiều |
Chất lượng mật ong rừng thuần nuôi của xã Chà Nưa đã được người tiêu dùng trong tỉnh đánh giá cao, bởi chúng được tạo ra từ những loài hoa trong rừng sâu và hoàn toàn tự nhiên. Vì vậy, để việc thuần nuôi ong mật rừng trở thành một nghề mang lại thu nhập cho người dân, chính quyền xã Chà Nưa đã thành lập hợp tác xã nuôi ong rừng. Bên cạnh đó, xã sẽ tiến hành đăng ký chất lượng sản phẩm “mật ong rừng Chà Nưa” và chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm - Ông Khoàng Văn Van nói.
Kiên Giang: Đã mắt, phát thèm trước những tảng mật ong rừng U Minh Từ khoảng giữa tháng 3 đến nay, người dân huyện An Minh (Kiên Giang) tất bật vào mùa thu hoạch mật ong. Không chỉ kiếm ... |
Ngâm chanh đào mật ong đi, không phải trị ho đâu, dùng để đắp mặt đấy Khi ngâm chanh đào với mật ong - thực phẩm giàu vitamin E - đây sẽ là hỗn hợp lý tưởng giúp bạn loại bỏ ... |
Từ ngày dùng mật ong rửa mặt, da mặt tôi có sự chuyển biến kỳ diệu, thật không thể tin vào mắt mình! Từ lâu mật ong đã được xem là một trong những mỹ phẩm thiên nhiên an toàn, hiệu quả. nhưng nếu thay thế hoàn toàn ... |
Lợi ích sức khỏe của mật ong và quế TĐO - Chúng ta đã sử dụng mật ong và quế trong nhiều thế kỷ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng mật ong ... |
Bài thuốc trị ho từ mật ong và dầu dừa TĐO - Dầu dừa và mật ong là bài thuốc trị ho được sử dụng từ lâu trong y học cổ truyền. |
Sữa ấm hòa mật ong – thức uống chữa bệnh Sữa ấm hòa mật ong được coi là một thức uống chữa bệnh vì chứa nhiều chất chống ô xy hóa, có tác dụng kháng ... |