Níu giấc mơ con chữ nơi biên viễn
Lạ mà hay: Làm "đám cưới" cho hai giống dừa, đẻ con lai ai cũng mê Điện Biên - nơi lưu giữ di tích lịch sử của trận đánh hào hùng Phục vụ thiếu nữ xinh đẹp, gã trai kiếm khá ở phiên chợ vùng cao |
Ký ức về những đứa trẻ Điện Biên
Mấy đứa trẻ dắt tay nhau vào rừng. Trung vừa đi vừa hỏi chuyện nhưng tụi trẻ chỉ cười khúc khích rồi lại lao nhanh hơn. Đã hơn 11h, nắng treo trên đỉnh đầu nhưng càng đi sâu thì càng dịu mát. Ở độ cao trên 1.000m, bọn trẻ vài tuổi đầu đã quen phơi mình với gió sương, không tỏ ra bị ảnh hưởng bởi tiết trời với chiếc áo phong phanh giữa núi rừng. Chúng chui vào lùm tre, đứa nọ nối tiếp đứa kia. Trung vẫn theo sau, cúi thấp người để băng khỏi những rặng tre. Chiếc gùi nhỏ xinh bố mẹ làm phù hợp với vóc dáng tụi trẻ, chẳng mấy chốc đã được đầy lưng chừng.
Trên những đôi tay bé nhỏ lấm lem bùn đất, là măng, là sắn mà bọn trẻ mang về nhà nấu ăn. Ở nơi cách trung tâm Thủ đô Hà Nội hơn 600km, nhiều đứa trẻ bé xíu đã biết tự đun nấu, chăm em. Bố mẹ chúng có thể đang kiếm cơm nuôi gia đình, hoặc đang ở trong tù. Khu vực giáp ranh biên giới Lào và Trung Quốc, các huyện vùng núi Điện Biên là một trong những khu vực trọng điểm về tệ nạn ma túy.
Khó khăn, vất vả khiến giấc mơ đến trường còn xa vời với nhiều em nhỏ Điện Biên (Ảnh: Dự án Nuôi em). |
Mùa hè năm 2015 ấy trong ký ức của Trung là những ngôi nhà đứng trơ giữa núi rừng. Ở bên trong, không gian trống hoác, không đồ đạc giá trị, thiếu cảm giác của sinh tồn đúng nghĩa. Lúc này anh hiểu vì sao trường được xây dựng khang trang nhưng các em vẫn bỏ học, không có gì để ăn nên phải về nhà trên những cung đường hàng cây số đo bằng những bước chân. Chúng không có động lực để tiếp tục đi học vào buổi chiều khi cái đói, cái nghèo vẫn bám đuổi mỗi sớm mai thức giấc. Khoảnh khắc đó, Trung biết mình cần phải làm gì.
Bữa cơm níu con chữ
Hành trình vận động gây quỹ để nuôi cơm cho những em bé vùng cao của Trung bắt đầu từ năm 2015, với bước đầu gần là 40 em nhỏ tại điểm trường bản Nậm Vì, xã Chung Chải, huyện Mường Nhé, Điện Biên, nơi cách trung tâm xã - ánh sáng văn minh tới hơn 20km đường rừng.
Vùng núi Điện Biên, nơi điện không vào tới, tủ lạnh là vật phẩm xa xỉ, thầy cô giáo đã tùy cơ ứng biến để xoay xở bữa cơm đủ chất cho những cô cậu học trò có thân hình gầy gò, ốm yếu. Những bữa cơm ấy, chỉ với hai đĩa trứng, một đĩa rau, một thau canh, nhưng bọn trẻ vẫn liên tay đưa chiếc muỗng với lấy thức ăn và dùng bữa ngon lành. Đĩa trứng có thể được thay bằng thịt vào những ngày đầu tuần hoặc cá khô vào cuối tuần.
Cứ mỗi bữa cơm 8.500 đồng được quyên góp là mỗi đứa trẻ được tiến một bước gần hơn đến ước mơ con chữ (Ảnh: Thành Dương). |
Cơm trưa với thức ăn được quy đổi giá trị 8.500 đồng cho mỗi em. Số tiền này do Trung và nhóm thiện nguyện Ánh Sáng Núi Rừng gây quỹ từ dự án Nuôi em. Trung cũng biết rằng, giấc mơ của mình đã ngày càng lớn hơn từ những bữa cơm ấy. Những gương mặt trẻ thơ e ấp nụ cười níu đôi mắt Trung với khao khát mở rộng dự án vì biết rằng ở ngoài kia còn hàng nghìn trẻ em khác cũng đang bỏ lớp vì thiếu ăn.
Hai năm nỗ lực không ngừng mang đến kết quả đáng khích lệ khi số trẻ được nuôi cơm tăng đến 88. Tuy nhiên bước ngoặt chỉ thực sự đến vào năm ngoái khi Trung quyết định thay đổi mô hình theo hình thức quyên góp "một nuôi một". Nhà hảo tâm khi gửi số tiền 1,35 triệu đồng nuôi cơm một em trong một năm học cũng đồng thời nắm điều kiện cụ thể của trẻ nhận nuôi cơm, hiện trạng bữa ăn và cập nhật các thông tin mới nhất.
Với cách thức này, từ chưa đầy trăm đứa trẻ được nuôi cơm, đến hiện tại hơn 6.000 trẻ em tại ba huyện Mường Nhé, Nậm Pồ và Điện Biên Đông đã được chăm lo bữa ăn dài hạn bởi những người các em chưa từng biết mặt. Ngoài Điện Biên, hơn 1.000 trẻ em khác ở Hà Giang, Lai Châu và Nghệ An cũng được nhận nuôi cơm thông qua các chương trình kết hợp các đội thiện nguyện khác.
Điều Trung không ngờ tới là có những điểm trường số trẻ đến lớp đã tăng lên. Bố mẹ các em cũng đồng ý cho con tìm đến con chữ vì ít nhất ở trường cũng có cái ăn. Nhờ vậy, những lo toan về bữa cơm no ấm nay được thay bằng tiếng râm ran đọc bài nơi lớp học. Chặng đường đến với con chữ của các em nhờ vậy cũng vơi bớt chông gai.
Hạnh phúc của những em bé Điện Biên gói gọn trong những ngày tháng được đi học, ăn no và tự do vui đùa cùng chúng bạn (Ảnh: Thành Dương). |
"Chúng tôi không biết mình có thể thay đổi toàn xã hội hay không, nhưng ít nhất ngày nào chúng tôi còn nỗ lực thì có thể ngày hôm ấy sẽ bớt được một đứa trẻ phải bỏ học vì thiếu đói. Và biết đâu đó lại là điều góp phần thắp sáng tương lai của những đứa bé vùng cao ấy", một cộng sự đồng hành cùng Trung trong dự án tâm sự.
Khi cộng đồng chung tay chắp cánh sự tử tế
Từ 40 bé ban đầu, đến nay hàng nghìn đứa trẻ đã nhận được hàng triệu bữa ăn thiện nguyện nhờ sự chung tay góp sức của cộng đồng. Trung khẳng định "chúng tôi không cô đơn" khi nói về quá trình lan toả dự án, kêu gọi đóng góp từ những nhà hảo tâm. Niềm vui lớn đến với Trung trong năm 2019 khi anh và những cộng sự trong đoàn nhận được sự chung tay của GrabFood thông qua dự án thiện nguyện "Chung tay nuôi em". Hơn ai hết Trung hiểu rằng "một cây làm chẳng nên non" và cần có sức mạnh của cộng đồng, như cách đối tác GrabFood đang lan toả chương trình đến "hệ sinh thái" của mình, để những đứa bé vùng cao được giúp đỡ nhiều hơn bởi những tấm lòng thơm thảo.
"Nhờ vào sự góp sức của những đơn vị hảo tâm, những chương trình thiện nguyện đồng hành cùng dự án, giá trị nhân văn của những bữa cơm nuôi em phần nào được lan toả sâu rộng hơn trong cộng đồng. Dự án Nuôi em cũng nhờ đó lại được tiếp thêm nguồn động lực mới từ những tấm lòng hảo tâm khắp xã hội", Trung tâm sự. Với chương trình "Chung tay nuôi em", hơn 10 năm kể từ lần đầu đặt dấu chân thiện nguyện lên miền núi, Trung lại được mơ tiếp những viễn cảnh về một tương lai tươi sáng của các em. Khi đó, với sự chung tay của những cá nhân may mắn hơn trong cộng đồng, hôm nay là các em bé vùng Điện Biên được đến trường, nhưng biết đâu ngày mai sẽ là toàn bộ những đứa bé vùng cao và ngày kia không còn một đứa trẻ nào không biết chữ.
"Quan trọng là huy động được sức mạnh xã hội, có thêm nhiều người biết đến chương trình để đóng góp", Trung nói thêm.
Trung tưởng tượng 10 năm nữa, 20 năm nữa, những đứa trẻ trong bữa cơm 8.500 đồng hôm nay sẽ trở thành du học sinh hay doanh nhân thành đạt. Hoặc chỉ đơn giản là một người khỏe mạnh và có cuộc sống tốt. Với Trung, trở thành ai không quan trọng, quan trọng là lũ trẻ hôm nay đủ no bụng để nghĩ đến một ước mơ vào ngày mai.
Từ những bữa cơm trưa cho trẻ em nghèo, nhóm tình nguyện Nuôi em tiếp tục mang những ngôi trường khang trang, giá sách, chăn ấm, nước sạch... đến với vùng cao. Hơn 5.000 em nhỏ được nuôi cơm từ những anh chị nuôi. 5 điểm trường được xây dựng trên những bản cao Lai Châu, Mường Nhé, Nậm Vì, Pá Lùng, Xà Quế... Trong năm 2019, Grab phối hợp cùng dự án Nuôi em chính thức triển khai chương trình "Chung tay nuôi em" trên phạm vi toàn quốc, mang đến những bữa trưa dinh dưỡng cho trẻ em nghèo miền núi. Hơn cả sự đóng góp, Grab nỗ lực kết nối dự án Nuôi em với các đối tác nhà hàng sẵn có, đồng thời lan toả dự án Nuôi em sâu rộng trong cộng đồng, để những nhà hảo tâm có thể cùng nhau chung tay tạo điều kiện và động lực tốt nhất giúp các em vững chí học tập và vươn lên trong cuộc sống, phần nào cất bớt gánh nặng của các em nhỏ vùng cao có hoàn cảnh khó khăn trên hành trình tiếp cận con chữ. Đồng hành cùng chương trình "Chung tay nuôi em" của Grab và dự án Nuôi em còn có sự hỗ trợ từ hai đối tác của dịch vụ GrabFood bao gồm Otoke và The Alley, cam kết cùng nhau nỗ lực viết tiếp những câu chuyện cổ tích trên vùng cao Tây Bắc. |
Xem thêm
Trai Hà thành bỏ nghề giáo viên, bén duyên với cá... tên lửa Từng là giáo viên, anh Nguyễn Khắc Đông (SN 1979) mạnh dạn thôi nghề giáo chuyển hướng sang làm nông nghiệp,cụ thể là nuôi cá ... |
Kiên Giang: Người thợ rèn cuối cùng trên vùng đất U Minh Thượng Cả huyện U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang giờ chỉ còn lại cha con ông Đỗ Văn Tưởng (67 tuổi), sống tại ấp Minh Kiên, ... |
Đảo là nhà, biển cả là quê hương TP - Vượt hàng nghìn hải lý đến với quân dân huyện đảo Trường Sa, đoàn công tác của Tổng cục Chính trị Quân đội ... |