Những trường hợp "Một nhà có ba nhân tài" trong văn học và lịch sử Trung Quốc
Phóng viên chiến trường Hàn Quốc kể lại thời khắc lịch sử năm 1975 Vào một chiều cuối tháng 4 lịch sử, phóng viên TTXVN tại Seoul đã có cuộc trao đổi thân tình với ông Ann Byong Chan, phóng viên của nhật báo Hankuk. |
9 đầu bếp nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc Trong lịch sử Trung Quốc có nhiều đầu bếp tài nghệ cao siêu. Danh sách 9 đầu bếp nối tiếng sau đây sẽ minh chứng cho bạn đọc điều này. |
Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm
Diễn viên Trung Quốc trong vai Mông Ngao, Mông Vũ, Mông Điềm. |
Cả nhà ba đời vì nước Tần bình định tứ phương, đánh hết sáu nước, củng cố biên cương, chiến công hiển hách. Anh em nhà họ Mông rất được lòng Tần Thủy Hoàng, Mông Yên đảm nhiệm chuyện bên ngoài, Mông Nghị lo chuyện bên trong, đương thời được xưng là “trung tín”.
Những chư tướng khác cũng không dám tranh công với họ. Sau khi Tần thống nhất sáu nước, Mông Yên theo lệnh dẫn 30 vạn đại quân xuôi Bắc đánh Hung Nộ, xây dựng Trường Thành, uy chấn Hung Nô mấy chục năm.
Tào Tháo, Tào Phi, Tào Thực
Diễn viên Trung Quốc trong vai Tào Tháo, Tào Phi, Tào Thực. |
Tào Tháo là nhà chính trị, nhà quân sự, nhà thơ nổi tiếng cuối thời Đông Hán. Sau khi trấn áp giặc khăn vàng khởi nghĩa, từng bước mở rộng lực lượng quân sự. Sau trận chiến Quan Độ đại phá quân phiệt Viên Thiệu, dần dần thống nhất phương Bắc Trung Quốc, lập nên nền tảng lập quốc của nước Ngụy.
Tào Phi là thứ tử của Tào Tháo, người thành lập nước Ngụy. Sau khi Tào Tháo qua đời, ông kế thừa trở thành Ngụy vương, không sao bao lâu đã thay Hán xưng đế, lấy Lạc Dương làm Thủ Đô, quốc hiệu là Ngụy, trong thời gian tại vị đã thực hành chế độ cửu phẩm, thiết lập đặc quyền chính trị của quý tộc. Tào Tử Kiến cũng có công lao vượt bậc trong việc phát triển thơ ngũ ngôn, Lạc Thần Phú của ông cũng vô cùng nổi tiếng.
Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền
Diễn viên Trung Quốc trong vai Tôn Kiên, Tôn Sách, Tôn Quyền. |
Tôn Kiên, con cháu của Tôn Vũ - danh tướng thời Xuân Thu, dũng mãnh cương nghị, đảm lược hơn người, từng đại phá quân khăn vàng và quân Đổng Trác.Tôn Sách là con trai trưởng của Tôn kiên, anh dũng thiện chiến, thiếu niên anh hùng. Tôn Quyền cũng thừa hưởng sự xuất sắc của cha anh, giỏi về dùng người, cuối cùng khiến Giang Đông độc bá môt phương, tạo thành thế chân vạc với Ngụy Thục.
Ban Cố, Ban Chiêu, Ban Siêu
Diễn viên Trung Quốc trong vai Ban Cố, Ban Chiêu, Ban Siêu. |
Bọn họ là con cái của nhà văn học Ban Bưu nổi tiếng thời Đông Hán, Ban Cố và em gái Ban Chiêu đã chỉnh sửa “Hán Thư”, được muôn người khen ngợi, cùng vang danh với Sử Ký của Tư Mã Thiên.
Ban Cố và Ban Chiêu còn có một người anh em khác là Ban Siêu, hai thành ngữ “Vứt bút tòng quân/Xếp bút nghiên theo việc binh đao” và “Không vào hang cọp làm sao bắt được cọp con” mà người thời nay hay dùng có nguồn gốc từ chuyện của ông, phản ánh trí dũng hơn người của ông. Ông đi sứ Tây Vực, lập công được phong Định Viễn hầu, bảo vệ cả Tây Vực, khiến uy danh nước Hán lan đến tận Trung Á hơn 30 năm.
Trương Tái, Trương Hiệp, Trương Kháng
Diễn viên Trung Quốc trong vai Trương Tái, Trương Hiệp, Trương Kháng. |
Các tác giả lớn Thời kỳ Thái Khang, Nguyên Khang Tây Tấn có tam Trương nhị Lục (Lục Cơ, Lục Vân), lưỡng Phan (Phan Nhạc, Phan Ni), nhất Tả (Tả Tư), trong đó tam Trương chính là chỉ Trương Tái, Trương Hiệp, Trương Kháng.
Trương Tái là anh cả, Trương Hiệp đứng hàng thứ hai, Trương Khang là nhỏ nhất. Cha của bọn họ là Trương Thu, thời Thái Khang từng làm thái thú quận Thục, Trương Thu cho con cái một hoàn cảnh tốt, bản thân cũng làm gương, bồi dưỡng ba đứa con trở nên ưu tú. Trương Hiệp cũng có thành tựu to lớn ở phương diện thơ ca, 10 bài “Tạp Thi” là tác phẩm tiêu biểu của ông.Trương Kháng tinh thông âm nhạc, phương diện cấu tứ và trau chuốt từ ngữ tuy không bằng hai anh, nhưng cũng rất có tài hoa. Thơ ca của họ thiên về kỹ xảo, chú trọng từ ngữ, sáng tạo ra thể văn thơ “Thái Khang”.
Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt
Diễn viên Trung Quốc trong vai Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt. |
Cha con Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt ai nấy cũng tài trí hơn người, Đường Tống bát đại gia đã chiếm đến ba vị trí, người có thành tựu cao nhất chính là đại văn hào Tô Thức. Người đời sau luôn khen ngợi cha con họ không dứt lời, “Tô Tuân, Tô Thức, Tô Triệt hai đời ba người, văn chương y bát lưu truyền ngàn năm”.
Mai Thuỳ ( Lược dịch từ Sohu)
Làng nghề nặn tò he gần 300 năm lịch sử Làng Xuân La, xã Phượng Dực, Phú Xuyên, Hà Nội từ lâu đã nổi tiếng về nghề truyền thống nặn tò he với tuổi đời lên tới gần 300 năm. |
Kỳ lạ bí ẩn trong quá khứ của Giải thưởng Nobel Trong suốt hơn 100 năm, một trong những giải thưởng danh giá nhất thế giới chứa những bí ẩn kỳ lạ và khó hiểu mà không phải ai cũng biết. |