Những tác động tiêu cực lên não bộ khi stress
Tác hại không ngờ từ đồ ăn nhanh Mùa lạnh nên ăn gì và không ăn gì để tốt cho sức khỏe? Tư thế ngủ tác động tới sức khỏe con người như thế nào? |
Những tác động tiêu cực lên não bộ khi stress |
Stress làm chúng ta cảm thấy khó chịu, mệt mỏi và mất khả năng tập trung. Căng thẳng mãn tính có thể làm xáo trộn giấc ngủ, mất cảm giác ngon miệng, ham muốn tình dục, và còn là nguồn gốc phát sinh ra hàng loạt các loại bệnh khác liên quan đến bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, và các bệnh đường tiêu hóa.
Stress kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn không những về mặt thể chất mà còn về tinh thần. Tuy nhiên, mỗi khi bị căng thẳng, não bộ bị tác động như thế nào? Nghiên cứu gần đây nhất của Trường Y khoa Harvard đã đưa ra được câu trả lời.
Những tác động tiêu cực lên não bộ khi stress
Hormone stress ảnh hưởng đến trí nhớ
Nghiên cứu khảo sát trên một nhóm người với độ tuổi trung bình là 49 sức khỏe bình thường và hoàn toàn không bị chứng mất trí nhớ. Bắt đầu nghiên cứu, tất cả những người tham gia phải làm xét nghiệm máu khi đói và kiểm tra tâm lý nhằm đo lường về kỹ năng tư duy và nhận thức của mỗi người. Mục đích của nghiên cứu là sau 8 năm, tất cả những người tham gia sẽ làm lại xét nghiệm máu và kiểm tra tâm lý tương tự để so sánh sự thay đổi.
Cụ thể, các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm đến nồng độ cortisol (hormone cortisol) trong máu của người tham gia. Cortisol một loại hormone được sinh ra chủ yếu để đối phó với stress. Cortisol có trách nhiệm cung cấp năng lượng (carbs, chất béo và quan trọng nhất - đường) vì những chất này rất cần thiết để cơ thể xử lý những tình huống khó khăn. Tuy nhiên, nếu stress lặp đi lặp lại hằng ngày, lượng cortisol sản sinh ra càng tăng sẽ càng tàn phá bộ não bạn.
Dựa vào kết quả đo nồng độ cortisol, các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành nhóm theo nồng độ cortisol cao, trung bình hoặc thấp, trong đó mức trung bình tương ứng với mức cortisol bình thường từ 10,8-15,8 microgam trên mỗi deciliter. Sau đó, họ phát hiện những người có nồng độ cortisol trong máu cao có trí nhớ kém hơn nhiều so với người có mức cortisol ở những mức độ bình thường. Quan trọng hơn, những dấu hiệu trí nhớ suy kém ở những cá nhân có nồng độ cortisol cao này thể hiện rõ ràng trước khi có dấu hiệu của triệu chứng mất trí nhớ.
Những kết quả này vẫn không thay đổi ngay cả khi các nhà nghiên cứu thay đổi các yếu tố thay đổi có liên quan, chẳng hạn như tuổi tác, giới tính, thói quen hút thuốc và chỉ số khối cơ thể (BMI).
Hormone stress thay đổi kích thước não
Ngoài ra, 2.018 người tham gia đã đồng ý thực hiện chụp MRI, để các nhà nghiên cứu có thể đo khối lượng não của họ. Từ những kết quả trên, các nhà nghiên cứu đã kết luận được những người có nồng độ cortisol cao có xu hướng có khối lượng não thấp hơn.
Những người trong nhóm cortisol cao trung bình có khối lượng não chiếm 88,5% tổng khối lượng hộp sọ trong khi những người có nồng độ cortisol ở mức bình thường có khối lượng não chiếm 88,7% tổng khối lượng hộp sọ.
Stress mạn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh tâm thần
Các nhà nghiên cứu từ Đại học California Gian Berkeley đã thực hiện một loạt thí nghiệm xem xét tác động của stress mạn tính lên não. Họ phát hiện khi stress, não bộ sản xuất nhiều tế bào myelin - một chất giàu lipid bao quanh sợi trục của tế bào thần kinh, tạo thành một lớp cách điện. Dư thừa myelin ở một số khu vực nhất định của não gây cản trở nhận thức của người, việc giao tiếp trở nên khó khăn. Đây là tiền đề của chứng rối loạn tâm thần, trầm cảm, rối loạn cảm xúc khác nhau,...
Giết chết các tế bào não
Khi myelin được sản xuất ra nhiều trong thời gian dài sẽ làm thay đổi cấu trúc não, giết chết các tế bào não. Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đặt những con chuột non vào một cái lồng có hai con chuột già, trong khoảng thời gian 20 phút, để chúng phải chịu sự xâm lược từ những con chuột già này. Sau cuộc xâm lược, những con chuột non bị căng thẳng, chúng giảm đáng kể số lượng tế bào thần kinh một tuần sau đó.
Nhóm nghiên cứu kết luận, căng thẳng có thể giết chết các tế bào não, từ đó, não bị thu nhỏ. Họ thực sự lo lắng, nếu như những căng thẳng con người đối mặt cứ ngày một nhiều lên (thảm họa tự nhiên, tai nạn, cái chết...), theo thời gian, có thể góp phần vào một loạt chứng rối loạn tâm thần.
Những tác hại khác của stress
Ảnh hưởng đến não
Mất ngủ thường xuyên do stress gây ra là nguyên nhân khiến não trở nên kém linh họat, minh mẫn, thậm chí có nguy cơ bị tổn thương nghiêm trọng. Theo các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu giấc ngủ ở Úc, chỉ cần không chợp mắt trong khoảng 20 giờ liên tiếp, mức độ linh hoạt và khả năng kiểm soát của não sẽ bị thuyên giảm tương đương với việc nồng độ cồn trong máu tăng hơn mức bình thường 50%.
Hướng khắc phục
Cần nghỉ ngơi, thư giãn đầy đủ kết hợp với hấp thu nhiều magiê, sắt và vitamin B phức hợp từ thực phẩm.
Ảnh hưởng đến tim
Khi bị stress, cơ thể thường giải phóng một lượng lớn hormone cortisol, góp phần làm xuất hiện bệnh cao huyết áp, bép phì và tiểu đường. Ngoài ra, stress còn là nguyên nhân khiến tinh thần ủ rũ, lười vận động, nếu ai có thói quen dùng nhiều đường và mỡ động vật thì nguy cơ mắc các bệnh tim mạch là rất khó tránh khỏi
Hướng khắc phục
Nên thường xuyên luyện tập mỗi ngày để giúp tim mạch khỏe và giải phóng mọi áp lực cho tinh thần
Ảnh hưởng đến phổi
Ngòai cortisol, stress còn kích thích tuyến thượng thận giải phóng hormone adrenaline. Khi lượng hormone này tăng cao thì hơi thở thường trở nên gấp gáp, không sâu. Điều này giải thích tại sao các nhà tâm lý khuyên mọi người nên giữ bình tĩnh mỗi khi gặp căng thẳng hay lo âu bằng cách cố gắng hít thở thật sâu và đều đặn. Người bị stress nếu đã mắc bệnh suyễn hoặc các bệnh khác về đường hô hấp thì bệnh tình sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Hướng khắc phục
Dưỡng sinh, yoga và thiền là ba môn thể dục có khả năng giúp điều hòa hơi thở rất tốt. Khi hít thở sâu và đều đặn, lượng ôxy vào phổi sẽ tăng lên đáng kể, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ảnh hưởng đến mắt
Dễ dàng nhận thấy mệt mỏi, căng thẳng luôn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến chứng mất ngủ. Khi mất ngủ, bên cạnh một số biểu hiện thường thấy như thần sắc kém tươi tỉnh, da thô ráp, cơ thể suy nhược…, thì tình trạng mắt mệt moỉ, thâm quầng hoặc sưng đỏ cũng rất dễ xảy ra. Mất ngủ lâu ngày thậm chí còn có thể làm giảm thị lực cũng như gây thêm nhiều căn bệnh nguy hiểm khác về mắt.
Hướng khắc phục
Thư giãn tinh thần và tạo thói quen nghỉ ngơi hợp lý. Nên hấp thu nhiều tỏi và vitaminh B các loại nhằm giúp hệ miễn dịch khỏe hơn.
Ảnh hưởng đến da
Theo các nhà khoa học tại Trường Đại học Freedom ở Berlin, một trong những tác hại chính của stress đối với da là kích thích các tuyến nhờn họat động mạnh, khiến da trở nên kém mịn màng, nhanh lão hóa và dễ nổi mụn, có khi còn làm xuất hiện các bệnh nguy hiểm khác như chàm bội nhiễm, vảy nến…
Hướng khắc phục
Tăng cường hấp thu các loại thực phẩm giàu kẽm như hải sản (nghêu, sò, hến…), thịt đỏ các loại (bò, trâu, heo…) và ngũ cốc nguyên chất nhằm ổn định quá trình tiết chất nhờn của cơ thể một cách hợp lý.
Ảnh hưởng đến lưng, cổ
Ngoài tác hại làm hơi thở trở nên gấp gáp, hormone adrenaline còn khiến cơ bắp dễ căng cứng, mệt mỏi. Điều này giải thích tại sao lưng, cổ dễ bị đơ hoặc đau nhức khi tinh thần căng thẳng, suy nhược. Các nhà khoa học cho rằng stress không những khiến chúng ta lười vận động mà còn có khuynh hướng nằm, ngồi, đi, đứng…không hợp lý, càng thêm mỏi mệt.
Hướng khắc phục
Kết hợp massage nhẹ với việc hấp thu nhiều dưỡng chất có magiê nhằm giúp cơ bắp thư giãn, hạn chế nhức mỏi và giải phóng mọi áp lực cho cơ thể. Cố gắng giữ tư thế ngồi và nằm hợp lý, dù tinh thần đang mệt mỏi, căng thẳng.
Ảnh hưởng đến dạ dày
Khi bị stress, những loại hormone có tác dụng tăng cường lưu lượng máu đến các cơ trên cơ thể sẽ thuyên giảm rõ rệt, hậu quả là sức vận động cũng như sự co bóp của chúng bị giới hạn hoặc yếu đi, trong đó có dạ dày, dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi và chướng bụng.
Hướng khắc phục
Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý bằng cách hạn chế những món ăn “nặng” như thịt và mỡ động vật, đồng thời tăng cường những món ăn “nhẹ”, dễ tiêu hóa như xúp rau các lọai, hoa quả xanh…
Ảnh hưởng đến răng miệng
Khi tinh thần suy sụp, căng thẳng, họat động của hệ miễn dịch trở nên kém hiệu quả, nguy cơ nổi mụn nhiệt (còn gọi là đẹn) ở vòm miệng, nướu, lợi, lưỡi…sẽ rất cao.
Hướng khắc phục
Tăng cường hấp thu vitamin B và C nhằm cải thiện chức năng của hệ miễn dịch. Cũng có thể kết hợp điều trị mụn nhiệt bằng cách hòa đều và thoa hỗn hợp tinh dầu cây đinh hương với tinh dầu cây chè.
Ảnh hưởng đến đầu
Stress là một trong những nguyên nhân chính khiến đầu óc dễ choáng váng, mệt mỏi, kể cả chứng đau đầu kinh niên. Nguy cơ này sẽ cao hơn nếu lưng và cổ bị tổn thương trong khi stress hành hạ.
Hướng khắc phục
Kết hợp hấp thu nhiều magiê với việc dùng các lọai thảo dược được chế biến từ cây nữ lang và hoa lạc tiên nhằm thư giãn và giảm thiểu mọi áp lực cho cơ bắp.
Ảnh hưởng đến chất lượng sống
Tác hại cuối cùng, cũng chính là tác hại dai dẳng nhất của stress là ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống tinh thần. Nếu không có biện pháp chế ngự kịp thời, stress sẽ từng bước làm thui chột khả năng tư duy, trí nhớ, khả năng tự kiểm soát, phán đoán…của người bệnh, đồng thời dễ làm mất đi niềm tin vào cuộc sống, cướp mất nghị lực, ý chí vươn lên.
Hướng khắc phục
Luôn duy trì cuộc sống theo hướng tích cực, tận dụng tối đa những giờ phút thư giãn có thể có. Sống vui tươi, lành mạnh và cởi mở với mọi người xung quang.
Tin nên đọc:
Tác hại không ngờ từ đồ ăn nhanh Những món ăn nhanh trông đẹp mắt và tiện lợi nhưng ẩn chứa những tác hại khó lường đối với sức khỏe của bạn |
Tức giận gây ra những tác hại gì? Một cơn tức giận không thể kiềm chế, có thể dẫn đến nguy cơ bị đau tim và mắc một số bệnh nguy hiểm tới ... |
Uống nhiều cafe nguy hiểm như thế nào? Phần lớn mọi người đều cần đến loại thức uống kích thích thần kinh để có thể vượt qua nhiều giờ làm việc mỗi ngày. ... |
Thiếu ngủ gây nên những tác hại gì? Hầu hết người trưởng thành cần ngủ từ 7-9 tiếng mỗi đêm, trẻ em cần ngủ nhiều hơn. Hiếm hoi, một số người thực sự ... |