Trang chủ Chính trị - Xã hội
07:35 | 12/02/2016 GMT+7

Những rào cản ngăn trí thức Việt kiều về nước đóng góp

aa
Hiện nay, ở Australia có một lượng khá lớn trí thức Việt kiều sinh sống. Hầu hết các nhà khoa học gốc Việt ở Australia đều rất yêu nước và đều mong muốn đóng góp xây dựng đất nước. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản ngăn trí thức Việt kiều đóng góp sức mình xây dựng đất nước.

nhung rao can ngan tri thuc viet kieu ve nuoc dong gop

Ông Chu Quang Hòa, Trưởng đại diện Văn phòng KHCN Việt Nam tại TP Sydney

Nhóm phóng viên VOV phỏng vấn ông Chu Quang Hòa, Trưởng đại diện Văn phòng KHCN Việt Nam tại TP Sydney, Australia về vấn đề này.

Thưa ông, cộng đồng người Việt ở Sydney nói riêng, Australia nói riêng được đánh giá là một cộng đồng có thế mạnh, nhất là về KHCN cũng như thế mạnh về tiềm lực kinh tế. Thưa ông, ông có thể cho biết cụ thể hơn về nhận định này?

Ông Chu Quang Hòa: Theo con số thống kê của Australia, cộng đồng người Việt ở Sydney có khoảng 100.000 người, trong đó tỷ lệ tham gia vào các ngành kỹ thuật hoặc có học qua các ngành kỹ thuật chiếm khoảng 30%. Trong số 30% này có một nửa đang đi làm cho các tập đoàn công của Australia, một số làm thuê cho Chính phủ Australia, số còn lại là giảng viên của các trường Đại học.

Trong số các giảng viên của các trường Đại học, số lượng người có các bằng sở hữu trí tuệ về công nghệ, kỹ thuật chiếm 7%. Hầu hết trong số này đều có quan hệ với các trường Đại học ở Việt Nam hoặc với Bộ KHCN. Tuy nhiên các quan hệ này mang tính chất cá nhân hoặc không có tổ chức liên hệ với trong nước một cách bài bản.

Theo ông hiện nay chúng ta cần có phương thức như thế nào để quy tụ được các nhà khoa học gốc Việt ở Australia đóng góp một cách tốt nhất vào sự phát triển của đất nước trong thời gian tới?

Hiện tại Bộ KHCN đang có đề án làm sao thu hút được những trí thức này thành một mối thông qua một dự án liên kết với Ngân hàng thế giới, với vốn vay khoảng 100.000 USD.

Hiện tại, công tác chuẩn bị đang được tiến hành từ giữa năm 2015 và dự kiến đến hết năm 2016 sẽ hoàn thành bộ khung để đưa ra số lượng cũng như thành phần các nhà khoa học, để tiến tới có đầu ra cho các nhà khoa học tham gia vào các dự án phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật trong nước.

Hầu hết các nhà khoa học gốc Việt ở Australia đều rất yêu nước và đều mong muốn đóng góp xây dựng đất nước. Khó hiện tại là Việt Nam chưa có một quy chuẩn rõ ràng, đơn giản là về chính sách để khi các trí thức Kiều bào về Việt Nam có thể yên tâm cống hiến… Đơn giản như khi về nước họ sẽ được hưởng chính sách như thế nào, ai sẽ trả tiền vé máy bay, cách thức họ được Nhà nước cho tham gia với góc độ như thế nào… Các nhà khoa học ở Australia họ đều thích sự minh bạch trong mọi việc.

Bộ KHCN cũng đang phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch đầu tư đưa ra Thông tư liên bộ để tháo gỡ những khó khăn đó. Tuy nhiên, để đạt được việc này cần phải có thời gian.

Như ông vừa nói có rất nhiều rào cản ngăn trở sự hợp tác giữa hai bên. Vậy theo ông những rào cản nào cần được ưu tiên tháo gỡ để sự hợp tác có hiệu quả?

Quan trọng nhất cần tháo gỡ ngay bây giờ là cần có quy chuẩn rất rõ ràng để các nhà khoa học được hưởng một cơ chế đặc thù, ít nhất là về đãi ngộ.

Thứ hai là quá trình thẩm định tài chính cho các dự án, ví dụ như chúng ta ký hợp đồng giữa cơ quan Việt Nam với các trường Đại học ở đây. Theo chúng tôi tìm hiểu, thông thường nó không đắt, chỉ 50.000-60.000 đô la Australia cho một dự án hợp tác như vậy. Tuy nhiên khi có yếu tố ngoại tệ thì ngay tại Việt Nam phải qua rất nhiều khâu thẩm định, mỗi khâu như vậy kéo dài khoảng vài tháng, chuyện này đã làm ngay các nhà khoa học Việt Nam ở đây nản lòng, họ không quen với kiểu làm việc như vậy.

Theo ông, những thế mạnh nào về KHCN của doanh nhân Việt tại Australia cũng như của Australia mà Việt Nam cần phải thu hút?

Nói một cách chính xác thì Australia về KHCN là một nước kém phát triển nhất trong các nước phát triển. Bản thân Australia có một khoảng thời gian dài 50 năm chỉ đi nhập công nghệ và nhận chuyển giao công nghệ. Từ năm 1991 lại đây thì họ mới bắt đầu nghiên cứu và cho thuê, bán các tác quyền theo hình thức mà các trường ĐH ở Mỹ đã làm.

Thế mạnh hiện tại của Australia là về nông nghiệp và các vấn đề sau thu hoạch, nuôi trồng thủy hải sải, khai khoáng và đặc biệt là các công nghệ xử lý, tái tạo môi trường. Australia được coi là một trong những nước có quy định về môi trường hà khắc nhất thế giới.

Bộ KHCN cũng đang tích cực hợp tác với Australia trong một số dự án lớn. Thứ nhất là dự án lọc nước ngọt từ nước biển.

Thứ 2 là dự án tái tạo, thu hồi các colagel từ các phế phẩm trong ngành thủy sản. Được biết, công nghiệp cá basa của Việt Nam có một nguồn chất thải rất lớn từ da cá và xương cá. Chúng tôi đang hợp tác với Australia để xử lý vấn đề này.

Thứ 3 là thu hồi các năng lượng tồn đọng trong quá trình khai thác than, dầu khí cũng là thế mạnh của Australia.

Thứ 4 là trong vấn đề bảo quản hoa quả. Ở các siêu thị của Australia, hoa quả được bày bán rất tươi, rất đẹp nhưng thực ra nó đã được bảo quản khoảng 2 năm.

Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Y tế để tháo gỡ rào cản kỹ thuật trước khi đưa ra vấn đề hợp tác với Australia.

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của các nhà khoa học Việt Nam trong việc tư vấn để giúp chúng ta có thể hợp tác, chuyển giao được những mảng KHCN của Australia mà Việt Nam cần?

Các nhà khoa học Việt được ghi tên trên bảng vàng của Australia có khoảng 100 người, trong đó có nhiều Giáo sư đầu ngành. Chẳng hạn như GS Long Nghiêm, năm nay mới 36 tuổi nhưng đã được phong hàm GS 4 năm nay. Hiện tại ông là Chủ tịch Hội đồng lọc nước của toàn nước Australia.

Ngoài ra, còn có nhiều nhà khoa học đầu ngành được giới khoa học Australia đánh giá rất cao về các công trình nghiên cứu. Tất cả những GS này đều sẵn sàng chuyển giao các công trình nghiên cứu của mình về Việt Nam. Tuy nhiên, họ có mong muốn là khi họ làm trong các trường Đại học thì việc chuyển giao đó phải gắn với một hợp đồng hợp tác rất cụ thể, chi tiết với cơ quan quản lý của họ.

Hiện tại chúng tôi đã có các đề xuất về Việt Nam và các đề xuất này đang trong quá trình thẩm định trước khi triển khai một cách thực tế.

Theo VOV

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

10 giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

10 giải pháp trọng tâm nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Theo Cổng thông tin điện tử Quốc hội, sáng 5/5, tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi đã trình bày Báo cáo thẩm tra về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2024; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2025. Tại đây, ông đã kiến nghị 10 nhóm giải pháp trọng tâm nhằm tháo gỡ điểm nghẽn, thúc đẩy nội lực và tạo đột phá trong điều hành kinh tế - xã hội.
Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nâng tầm quan hệ với các nước bạn bè truyền thống trong kỷ nguyên mới

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tiến hành thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Kazakhstan, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Azerbaijan, thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, thăm cấp Nhà nước Cộng hòa Belarus từ ngày 5 đến 12/5.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân thăm cấp Nhà nước đến Kazakhstan, Azerbaijan và Belarus, thăm chính thức Liên bang Nga

Ngày 5/5, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm cấp Nhà nước đến Cộng hòa Kazakhstan, Cộng hòa Azerbaijan và Cộng hòa Belarus; thăm chính thức Liên bang Nga và dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng trong chiến tranh Vệ quốc vĩ đại; theo lời mời của Tổng thống Cộng hòa Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev, Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan Ilham Aliyev, Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko và Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin.
Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH", nêu rõ những giải pháp quan trọng trong công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới. Tạp chí Thời đại trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của đồng chí Tổng Bí thư.

Đọc nhiều

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Từ ký ức chiến thắng đến hành trình “tiếp lửa” hữu nghị Việt - Nga

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại của nhân dân Nga, phóng viên Tạp chí Thời đại đã có cuộc trao đổi với nhà báo Nguyễn Đăng Phát, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga về những ký ức không quên tại đất nước ông từng gắn bó và góc nhìn về quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước.
Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Quan hệ Việt Nam - Áo: Khai thác tiềm năng hợp tác trong các lĩnh vực then chốt

Trong buổi làm việc với Tiến sĩ Friedhelm Frischenschlager, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Áo, vào ngày 8/5 tại Hà Nội, các đại biểu đã thảo luận về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Áo. Sự kiện do Hội hữu nghị Việt Nam - Áo và Đại sứ quán Áo tại Việt Nam tổ chức, đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế, giáo dục và văn hóa.
Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Mật nghị Hồng Y 2025 & Kỳ vọng của giáo dân thế giới

Khi mặt trời lặn trên Quảng trường Thánh Peter (Vatican) vào cuối ngày 7/5 (giờ địa phương), khói đen bắt đầu bốc lên từ ống khói của Nhà nguyện Sistine, báo hiệu ngày đầu tiên của Mật nghị Hồng Y đã kết thúc mà giáo hoàng mới chưa được bầu.
Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Hướng tới tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam - Belarus

Theo Đại sứ Việt Nam tại Belarus và Đại sứ Belarus tại Việt Nam, chuyến thăm cấp Nhà nước của Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân tới Cộng hòa Belarus sẽ tạo động lực mới cho việc tăng cường, mở rộng và định hướng làm sâu sắc hơn quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Bệnh xá Đảo Song Tử Tây điều trị cho ngư dân Bình Thuận bị giảm áp khi lặn

Bệnh xá Đảo Song Tử Tây điều trị cho ngư dân Bình Thuận bị giảm áp khi lặn

Ngày 9/5/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Thuận bị giảm áp cấp tính mức độ nặng khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị

Trong công văn gửi Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển, Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc Trung Quốc đơn phương cấm đánh bắt cá trên Biển Đông là không có giá trị.
Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Trường học thân thiện – Chắp cánh tương lai cho học sinh Nậm Pồ

Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đang mang đến nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giáo dục ở huyện vùng cao biên giới Nậm Pồ (Điện Biên).
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Phiên bản di động