Những quy định của Công ước luật Biển 1982 liên quan đến Luật cảnh sát Biển
Phụ nữ Cảnh sát biển chung tay phòng chống dịch Covid-19: Thiết thực và ý nghĩa Mới đây, Hội Phụ nữ Cục nghiệp vụ và Pháp luật (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) đã tổ chức các hoạt động thiết thực nhằm chung tay giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả của dịch COVID-19, kịp thời động viên các lực lượng tham gia phòng chống dịch. |
Cảnh sát biển Việt Nam phấn đấu ngang tầm nhiệm vụ Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển việt Nam cho biết, Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển; là một trong những lực lượng được Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quân ủy Trung ương, Bộ quốc phòng quan tâm đầu tư xây dựng tiến thẳng lên hiện đại, đạt trình độ hiện đại vào năm 2030. |
Luật Cảnh sát biển và sự gắn bó mật thiết với UNCLOS 1982
Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng “….chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt trong việc bảo đảm thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn trên biển” (Điểm 1, Điều 3, Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2019). Theo đó, chức năng, nhiệm vụ của Cảnh sát biển bao gồm những nội dung chủ yếu như sau:
1. Làm nhiệm vụ tham mưu cho Nhà nước: Thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, dự báo tình hình để đề xuất chủ trương, giải pháp, phương án bảo vệ an ninh quốc gia và thực thi pháp luật trên biển; nghiên cứu, phân tích, dự báo, tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chính sách, pháp luật về bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh quốc gia trong vùng biển Việt Nam, bảo đảm trật tự, an toàn và đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật trên biển.
2. Trực tiếp tham gia bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia, an ninh, lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ tài nguyên, môi trường biển; bảo vệ tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên biển; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật, giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn trên biển; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và tham gia khắc phục sự cố môi trường biể;thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật…
Một trong những khóa họp bàn về ký kết Công ước Luật Biển tại LHQ. |
Những nội dung chủ yếu này đã được quy định tại Điều 8, Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2019. Đây là những quy định hoàn toàn phù hợp với Luật pháp và Thông lệ quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS1982), có liên quan đến vị trí, vai trò của lực lượng chấp pháp trên biển của các quốc gia ven biển.
Như vậy, có thể thấy rằng, để hoàn thành chức trách nhiệm vụ với tư cách là một lực lượng thực thi pháp luật trên biển, ngoài việc phải thường xuyên động viên, giáo dục, rèn luyện lập trường tư tưởng, đạo đức, Cán bộ, chiến sỹ của Cảnh sát biển Việt Nam phải không ngừng được bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp lý, đặc biệt là nội dung của UNCLOS1982, để vừa triển khai thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả, đúng thủ tục pháp luật; vừa làm nòng cốt trong công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cộng đồng, nhất là cộng đồng ngư dân và những người hoạt động thường xuyên trên các vùng biển với những phạm vi, quy chế pháp lý quy định khác nhau…
Để góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, chúng tôi xin lần lượt cung cấp thêm một số thông tin pháp lý có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của lực lượng chấp pháp trên biển này.
Những lưu ý về việc xác lập phạm vi các vùng biển và thềm lục địa theo UNCLOS1982
Luật Biển quốc tế đang có hiệu lực là Công ước của Liên hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 (tiếng Anh: The United Nations Convention on the Law of the Sea, viết tắt là UNCLOS1982). Việt Nam là nước đầu tiên trong khu vực đã dịch văn bản Công ước từ tiếng Pháp, tiếng Anh ra tiếng Việt.
Theo luật biển quốc tế hiện đại, biển, đại dương được phân chia có điều kiện thành ba loại vùng biển với các quy chế pháp lý rất khác nhau:
Loại thứ nhất: các vùng biển được coi là lãnh thổ biển của quốc gia ven biển, là một phần lãnh thổ không tách rời của quốc gia ven biển mà ở đó quốc gia ven biển hoàn toàn có chủ quyền; đó là: nội thủy, lãnh hải;
Loại thứ hai: các vùng biển không phải là lãnh thổ biển của quốc gia ven biển, nhưng lại thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia (như vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa);
Loại thứ ba: vùng biển không thuộc chủ quyền, không thuộc quyền chủ quyền và không thuộc quyền tài phán của bất kỳ quốc gia nào, kể cả quốc gia có biển và quốc gia sử dụng biển. Đó là Biển cả (High Sea) và Vùng (Zone).
(Còn nữa)
Bộ tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tham gia hỗ trợ, phòng chống dịch tại TP.HCM Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 3 đã tổ chức giao nhiệm vụ cho lực lượng quân y tham gia thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh. |
Cảnh sát biển đẩy mạnh chống khai thác thủy sản bất hợp pháp Thời gian qua, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển đã phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng quản lý, nắm chắc tình hình trên biển, kiểm tra, xác minh thông tin hành trình, phạm vi hoạt động của tàu cá, quyết tâm ngăn chặn, giảm thiểu, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác thủy sản bất hợp pháp. |
Luật Cảnh sát biển Việt Nam là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển Biện pháp công tác Cảnh sát biển trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một điểm mới và góp phần thực hiện có hiệu quả trong bảo vệ chủ quyền, giữ vững an ninh, trật tự, an toàn trên biển. |