Luật Cảnh sát biển Việt Nam là nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn trên biển
Vùng cảnh sát biển 4: Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển” Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, Vùng Cảnh sát biển 4 thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng; góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh, an toàn vùng biển, đảo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa bàn các tỉnh Tây Nam của Tổ quốc. |
Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo Sau 2 năm triển hai năm thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển khẳng định: việc đưa Luật Cảnh sát biển vào cuộc sống đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc… |
Lãnh đạo Cảnh sát biển kiểm tra công tác huấn luyện, đào tạo tại Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ |
Theo đại diện Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trước khi có Luật Cảnh sát biển Việt Nam, biện pháp công tác Cảnh sát biển chưa được đầu tư nghiên cứu, xây dựng đúng mức; chưa được pháp luật ghi nhận, quy định hoặc quy định chưa đầy đủ. Để thể chế hóa các biện pháp công tác của Cảnh sát biển nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn trên biển theo quy định của pháp luật, Luật Cảnh sát biển Việt Nam năm 2018 đã quy định cụ thể 7 biện pháp công tác của Lực lượng Cảnh sát biển tại Điều 12 Mục 1 Chương 3.
Cụ thể, biện pháp vận động quần chúng; biện pháp pháp luật; biện pháp ngoại giao; biện pháp kinh tế; biện pháp khoa học kỹ thuật; biện pháp nghiệp vụ và biện pháp vũ trang.
Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam là người sẽ quyết định việc sử dụng các biện pháp công tác theo quy định tại Điều 12 Luật Cảnh sát biển và chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về quyết định của mình.
Việc quy định cụ thể, rõ ràng biện pháp công tác Cảnh sát biển trong Luật Cảnh sát biển Việt Nam là một điểm mới so với Pháp lệnh Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam. Điểm mới này không chỉ góp phần khắc phục được bất cập của hệ thống pháp luật hiện hành trước đó mà còn là cơ sở pháp lý vững chắc để Cảnh sát biển Việt Nam tiến hành thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; thể hiện đúng vị trí, vai trò là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật trên biển.
Cảnh sát biển lập biên bản chủ tàu vi phạm. Ảnh do CSB cung cấp |
Theo Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển, trong 6 tháng đầu năm 2021, mặc dù số vụ việc an ninh hàng hải giảm so với cùng kỳ năm 2020, tuy nhiên tình hình an ninh hàng hải tại khu vực Đông Nam Á chưa thực sự ổn định. Các doanh nghiệp vận tải biển, tàu thuyền qua lại khu vực biển Sulu Celebes - Đông Sabah và eo biển Singapore luôn phải chú ý tăng cường cảnh giác.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển và Trung tâm Chia sẻ thông tin chống cướp biển và cướp có vũ trang chống lại tàu thuyền khu vực châu Á (ReCAAP-ISC) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng cộng có 37 vụ việc (35 vụ việc xảy ra thực tế và 2 vụ việc không thành) xảy ra tại khu vực châu Á đã được báo cáo cho Trung tâm ReCAAP-ISC. Theo đó, so với 6 tháng đầu năm 2020, số lượng vụ việc của 6 tháng đầu năm 2021 đã giảm khoảng 35%. Đa số các vụ việc xảy ra tại khu vực Indonesia, Philippines và khu vực eo biển Singapore.
Tại vùng biển Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2021 không xảy ra vụ cướp có vũ trang nào. Tuy nhiên, đối với trộm cắp tại khu vực cảng biển đã xảy ra 2 vụ/2 tàu trộm cắp thông thường, không nghiêm trọng (CAT4) đối với tàu biển nước ngoài tại vùng nước cảng biển, tăng 1 vụ so với năm 2020 và không có tàu biển Việt Nam bị trộm cắp.
Trong đó, để gia tăng hiệu quả kiểm soát, các cảng vụ hàng hải đã phối hợp chặt chẽ với lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, Biên Phòng, Công an và chính quyền địa phương kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi trộm cắp đối với tàu biển tại các khu vực vùng nước cảng biển Việt Nam.
Từ tình hình trên, Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển khuyến cáo các DN vận tải biển và thuyền viên cần nâng cao nhận thức chung về tình hình an ninh hàng hải, tham khảo tài liệu do Trung tâm chia sẻ thông tin ReCAAP.
Vùng cảnh sát biển 4: Phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ - Người chiến sĩ Cảnh sát biển” Chương trình “Cảnh sát biển đồng hành với ngư dân” được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến nay, Vùng Cảnh sát biển 4 thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm cao trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ của lực lượng; góp phần quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, giữ vững an ninh, an toàn vùng biển, đảo và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa bàn các tỉnh Tây Nam của Tổ quốc. |
Luật Cảnh sát biển góp phần nâng cao nhận thức, ý thức của Nhân dân trên các vùng biển đảo Sau 2 năm triển hai năm thi hành Luật Cảnh sát biển Việt Nam, Thiếu tướng Bùi Quốc Oai - Chính ủy Cảnh sát biển khẳng định: việc đưa Luật Cảnh sát biển vào cuộc sống đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật của các cấp, các ngành và toàn thể Nhân dân về công tác quản lý nhà nước bằng pháp luật trên các vùng biển, đảo của Tổ quốc… |
Cảnh sát biển Việt Nam được nổ súng trong hoàn cảnh nào? Luật Cảnh sát biển Việt Nam 2018 quy định: Cảnh sát biển Việt Nam là lực lượng vũ trang nhân dân, lực lượng chuyên trách của Nhà nước, làm nòng cốt thực thi pháp luật và bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn trên biển. |