Những loài hoa khoe sắc trong nắng hạ ở Huế
Vụ cháy nhà kinh doanh xe điện ở Huế: 3 người chết thương tâm “Tịnh Tâm Kim Cổ” ở Huế là gì? Biển Lăng Cô (Huế): Nơi mang vẻ đẹp như tranh thủy mặc |
Đến Đại Nội Huế dịp này, du khách sẽ thấy hoa sứ xuất hiện ở khắp nơi, từ khuôn viên đến khu vực quanh Phu Văn Lâu. Cây hoa sứ còn gọi là hoa đại, thân gỗ nhỏ, có thể đạt chiều cao tự nhiên từ 8 m đến 12 m. Hoa có màu trắng ở phía ngoài, bên trong màu vàng nhạt hoặc đỏ, mùi thơm theo cơn gió thoảng quyến rũ người lữ khách.
Trong khi đó, hoa ngô đồng mang đến vẻ đẹp khác cho vùng đất Cố đô. Đến Huế vào cuối tháng 3 đến tháng 6, du khách được chiêm ngưỡng loài hoa này dọc bờ sông Hương (ảnh) hay tại công viên Thương Bạc ở đường Trần Hưng Đạo.
Đại Nội Huế là nơi ngắm hoa ngô đồng đẹp nhất. Cây ngô đồng xứ Huế được xem là biểu tượng của bậc Đế vương. Theo truyền thuyết Á Đông, loài chim phượng hoàng khi xuất hiện chỉ đậu trên cây ngô đồng.
Từ huyền thoại đó, người Huế xem đây là loài cây của bậc vương giả chỉ được trồng ở những nơi linh thiêng, quyền quý như Hoàng Thành và các lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Cây ngô đồng cũng được vua Minh Mạng cho người khắc hình ảnh lên Nhơn Đỉnh trong Đại Nội.
Với mùa hoa tháng 4 xứ Huế, không thể không nhắc đến hoa phượng vàng. Loài hoa này còn có tên gọi điệp vàng, thu hút du khách bằng vẻ đẹp nhẹ nhàng. Hoa rơi như nhuộm vàng các con đường xứ Huế, như Ngô Quyền, ngã ba Phan Bội Châu, Lê Lợi hay Trần Hưng Đạo.
Phượng vàng thu hút nhiều du khách, cũng như những người yêu nhiếp ảnh tới sáng tác. Trong ảnh là phượng vàng trồng dọc bờ thành trong Hoàng Thành Huế.
Phượng vàng cùng với bằng lăng tím khoe sắc bên cồn Dã Viên. Đây là cồn nhỏ sa bồi, có hình thoi dài, nằm ở đoạn trung lưu sông Hương thuộc phía tây nam Kinh Thành Huế. Các nghiên cứu cho biết Cồn Dã Viên cùng với Cồn Hến nằm ở phía đông nam của Kinh Thành Huế được xem là hai nhân tố địa lý trong thuật phong thuỷ đã tạo nên thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ” chầu hai bên Kinh Thành.
Bằng lăng còn được trồng trên nhiều tuyến đường trong TP Huế như Trường Chinh, Trương Gia Mô, Cao Xuân Dục, Phạm Văn Đồng, Kim Long hay Trịnh Công Sơn. Cây bằng lăng có hoa tím, mọc thành chùm dài 20 cm - 40 cm.
Tại các công viên TP Huế, những giàn hoa giấy màu tím nở rộ tạo khung hình nổi bật. Bên dưới tán hoa, những người bán dạo tranh thủ mắc võng nghỉ ngơi trong nắng trưa oi bức.
Trong các loài hoa đẹp nở vào mùa hè xứ Huế, không thể bỏ qua hoa sen. Sen Huế thường có màu trắng, hồng phấn và hồng đậm. Chúng được trồng nhiều ở các hào nước TP Huế, trên đoạn sông Ngự Hà và hai bên hồ Tịnh Tâm.
Du khách muốn ngắm hoa sen có thể đến làng La Chữ. Đây là ngôi làng nhỏ thuộc xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, TP Huế, vốn nổi danh là vùng đất học xưa nay.
Huế còn say đắm du khách bởi vẻ đẹp của hoa xoan. Người dân Huế còn gọi đây là cây thầu đâu, có màu tím, cánh hoa rất nhỏ, thường mọc thành từng chùm vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Du khách có thể nhìn thấy hoa xoan khắp cố đô Huế, từ góc công viên, ven đường, bờ sông, bờ kè (ảnh), bên hiên nhà hay giữa những khu vườn trong nội thành Huế. Mùi hương của hoa xoan không nồng mà thoang thoảng, dịu nhẹ.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nông Thanh Toàn
Đến Đại Nội Huế dịp này, du khách sẽ thấy hoa sứ xuất hiện ở khắp nơi, từ khuôn viên đến khu vực quanh Phu Văn Lâu. Cây hoa sứ còn gọi là hoa đại, thân gỗ nhỏ, có thể đạt chiều cao tự nhiên từ 8 m đến 12 m. Hoa có màu trắng ở phía ngoài, bên trong màu vàng nhạt hoặc đỏ, mùi thơm theo cơn gió thoảng quyến rũ người lữ khách.
Trong khi đó, hoa ngô đồng mang đến vẻ đẹp khác cho vùng đất Cố đô. Đến Huế vào cuối tháng 3 đến tháng 6, du khách được chiêm ngưỡng loài hoa này dọc bờ sông Hương (ảnh) hay tại công viên Thương Bạc ở đường Trần Hưng Đạo.
Đại Nội Huế là nơi ngắm hoa ngô đồng đẹp nhất. Cây ngô đồng xứ Huế được xem là biểu tượng của bậc Đế vương. Theo truyền thuyết Á Đông, loài chim phượng hoàng khi xuất hiện chỉ đậu trên cây ngô đồng.
Từ huyền thoại đó, người Huế xem đây là loài cây của bậc vương giả chỉ được trồng ở những nơi linh thiêng, quyền quý như Hoàng Thành và các lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn. Cây ngô đồng cũng được vua Minh Mạng cho người khắc hình ảnh lên Nhơn Đỉnh trong Đại Nội.
Với mùa hoa tháng 4 xứ Huế, không thể không nhắc đến hoa phượng vàng. Loài hoa này còn có tên gọi điệp vàng, thu hút du khách bằng vẻ đẹp nhẹ nhàng. Hoa rơi như nhuộm vàng các con đường xứ Huế, như Ngô Quyền, ngã ba Phan Bội Châu, Lê Lợi hay Trần Hưng Đạo.
Phượng vàng thu hút nhiều du khách, cũng như những người yêu nhiếp ảnh tới sáng tác. Trong ảnh là phượng vàng trồng dọc bờ thành trong Hoàng Thành Huế.
Phượng vàng cùng với bằng lăng tím khoe sắc bên cồn Dã Viên. Đây là cồn nhỏ sa bồi, có hình thoi dài, nằm ở đoạn trung lưu sông Hương thuộc phía tây nam Kinh Thành Huế. Các nghiên cứu cho biết Cồn Dã Viên cùng với Cồn Hến nằm ở phía đông nam của Kinh Thành Huế được xem là hai nhân tố địa lý trong thuật phong thuỷ đã tạo nên thế “tả Thanh Long - hữu Bạch Hổ” chầu hai bên Kinh Thành.
Bằng lăng còn được trồng trên nhiều tuyến đường trong TP Huế như Trường Chinh, Trương Gia Mô, Cao Xuân Dục, Phạm Văn Đồng, Kim Long hay Trịnh Công Sơn. Cây bằng lăng có hoa tím, mọc thành chùm dài 20 cm - 40 cm.
Tại các công viên TP Huế, những giàn hoa giấy màu tím nở rộ tạo khung hình nổi bật. Bên dưới tán hoa, những người bán dạo tranh thủ mắc võng nghỉ ngơi trong nắng trưa oi bức.
Trong các loài hoa đẹp nở vào mùa hè xứ Huế, không thể bỏ qua hoa sen. Sen Huế thường có màu trắng, hồng phấn và hồng đậm. Chúng được trồng nhiều ở các hào nước TP Huế, trên đoạn sông Ngự Hà và hai bên hồ Tịnh Tâm.
Du khách muốn ngắm hoa sen có thể đến làng La Chữ. Đây là ngôi làng nhỏ thuộc xã Hương Chữ, huyện Hương Trà, TP Huế, vốn nổi danh là vùng đất học xưa nay.
Huế còn say đắm du khách bởi vẻ đẹp của hoa xoan. Người dân Huế còn gọi đây là cây thầu đâu, có màu tím, cánh hoa rất nhỏ, thường mọc thành từng chùm vào cuối tháng 3, đầu tháng 4. Du khách có thể nhìn thấy hoa xoan khắp cố đô Huế, từ góc công viên, ven đường, bờ sông, bờ kè (ảnh), bên hiên nhà hay giữa những khu vườn trong nội thành Huế. Mùi hương của hoa xoan không nồng mà thoang thoảng, dịu nhẹ.
Huỳnh Phương
Ảnh: Nông Thanh Toàn
Xem thêm
Tỉnh nào có đường biên giới giáp Lào dài nhất Việt Nam? Tỉnh này có đường biên giới giáp Lào dài nhất, nằm ở khu vực Trung Bộ và là một địa danh lịch sử nổi tiếng. |
Tỉnh nào có đường biên giới dài nhất Việt Nam? Tỉnh này có đường biên giới dài đến hơn 300 km, giáp Trung Quốc, thuộc vùng Đông bắc bộ. |
Ghé thăm Kon Tum - tỉnh duy nhất Việt Nam có đường biên giới giáp Lào, Campuchia Là tỉnh duy nhất có đường biên giới giáp Lào, Campuchia, Kon Tum được biết đến với tên gọi "làng hồ". |
Đến Đồng Tháp, ghé thăm nhà “Người tình” nổi tiếng khắp thế giới Du khách đến Đồng Tháp không thể không đến thăm khu nhà cổ ở Sa Đéc, đây là nơi mở đầu của một câu chuyện ... |
Mùa này Lý Sơn Đến đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) vào những ngày cuối tháng 3, người ta có thể cảm nhận được bầu không khí sôi động của ... |
Đến Phú Quốc, không thể không mua thứ này mang về làm quà! Phú Quốc được thiên nhiên ban tặng cho một phong cảnh đẹp hiếm có, không những thế, đặc khu này còn có nhiều sản vật ... |
Có gì hay ở đảo Lý Sơn, hòn đảo được mệnh danh là Maldives của Việt Nam? Đảo Lý Sơn không chỉ nổi tiếng với món tỏi đen được coi là “thần dược” cho sức khỏe, hòn đảo này còn đang là ... |
Đảo ngọc Phú Quốc nhìn từ trên cao Đảo ngọc Phú Quốc từ lâu làm xiêu lòng du khách bởi biển xanh, gió mát, hoàng hôn tuyệt đẹp. Nhìn từ trên cao hòn ... |