Những giải pháp để thúc đẩy sản phẩm Việt Nam tiến vào thị trường UAE
Nông sản Việt Nam vẫn phải chinh phục thị trường nội địa Song song với các mục tiêu xuất khẩu, nông sản Việt Nam không nên và không thể bỏ quên thị trường trong nước với gần 100 triệu dân. Khi người Việt có thói quen dùng hàng Việt, uy tín hàng hóa trong nước được nâng cao, việc nhập khẩu các mặt hàng trong nước đang có lợi thế sẽ dần giảm bớt. |
Đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế để khôi phục, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh Trong thời gian tới, công tác đối ngoại địa phương cần tập trung vào việc đẩy mạnh và phát huy vai trò của ngoại giao kinh tế trong đối ngoại địa phương. Tiếp nối những thành công trong ngoại giao vaccine, ngoại giao kinh tế sẽ là chất xúc tác quan trọng cho các địa phương trong khôi phục sản xuất - kinh doanh, thúc đẩy phục hồi. |
UAE hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở khu vực Trung Đông và là thị trường xuất khẩu lớn thứ 7 của Việt Nam. Kim ngạch thương mại hai chiều trong những năm gần đây đạt trên 6 tỷ USD.
Đại sứ Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Arab (UAE) Nguyễn Mạnh Tuấn cho biết: "Nền kinh tế Việt Nam và UAE có tính bổ trợ cao. UAE là nước có thế mạnh về vốn, công nghệ và kinh nghiệm trong các lĩnh vực dầu khí, năng lượng, cơ sở hạ tầng, logistics, du lịch, đều là những lĩnh vực Việt Nam đang có nhu cầu hợp tác nhiều.
Trong khi đó, là nước nhập khẩu lớn về các sản phẩm nông nghiệp, UAE mong muốn hợp tác với Việt Nam về đảm bảo an ninh lương thực tại quốc gia này và cung cấp cho các thị trường khác. Ngoài ra, do nền kinh tế phụ thuộc lớn vào lao động nước ngoài, UAE cũng cần thu hút lao động có tay nghề của Việt Nam".
Gian hàng của doanh nghiệp Việt Nam tạo Hội chợ Gulfood Dubai 2019. |
Theo Đại sứ điều quan trọng nhất là tiếp tục đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện, sớm triển khai các hiệp định giữa các bộ, ngành hai nước thông qua cơ chế Ủy ban Liên Chính phủ. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích của các hiệp định, thỏa thuận này, các cơ quan hữu quan cũng như cộng đồng doanh nghiệp hai nước cần nỗ lực nhiều hơn.
Trước mắt, cần tăng cường cam kết giữa hai chính phủ, đồng thời tạo thêm kênh thông tin để cung cấp hỗ trợ cho doanh nghiệp hai bên.
Đại sứ quán Việt Nam tại Các Tiểu Vương quốc Arab (UAE) luôn đặt ngoại giao kinh tế là ưu tiên hàng đầu trong công tác đối ngoại, với phương châm "tối đa hóa tiềm năng hợp tác, tận dụng mọi cơ hội đem lại lợi ích kinh tế cho đất nước".
Với phương châm này, Đại sứ quán luôn chủ động tiếp cận lãnh đạo các bộ, ngành, tập đoàn lớn của UAE để quảng bá tiềm năng hợp tác của các doanh nghiệp Việt Nam cũng như tìm hiểu nhu cầu hợp tác đầu tư, thương mại của các đối tác UAE để giới thiệu, tư vấn cho các cơ quan quản lý cũng như doanh nghiệp Việt Nam về các biện pháp thúc đẩy hợp tác.
Đại sứ quán thực hiện các ưu tiên cụ thể như chủ động quảng bá hình ảnh Việt Nam và các sản phẩm tại UAE; tăng cường tiếp xúc các cơ quan, đặc biệt là lãnh đạo các bộ, ngành phía bạn; thiết lập kênh thông tin, tiếp xúc rộng rãi trong giới doanh nghiệp, cung cấp thông tin về trong nước và hỗ trợ doanh nghiệp hai nước thông qua các kênh và hình thức khác nhau.
Theo Đại sứ cũng cần lưu ý, UAE là đối tác kinh tế, thương mại, đầu tư quan trọng, là thị trường lớn và tiềm năng của Việt Nam trong khu vực, nhưng phía bạn thường xuyên đổi mới, điều chỉnh các quy định của sở tại, đặc biệt là trong giai đoạn dịch Covid-19.
Trong bối cảnh đó, Đại sứ quán đã chủ động, bám sát nghiên cứu luật thương mại và công nghiệp của UAE, các chính sách xuất nhập khẩu và thường xuyên cập nhật những thay đổi trong các quy định nhập khẩu hàng hóa của nước sở tại để thông báo kịp thời và tư vấn cho các đơn vị và doanh nghiệp trong nước, phối hợp với các bộ, ngành tháo gỡ thành công nhiều vướng mắc do những thay đổi trong chính sách nhập khẩu của nước sở tại đem lại, nhằm thông suốt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang UAE.
Hằng năm, Đại sứ quán đều hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tham dự các hội chợ lớn tại UAE để tăng cường kết nối các đối tác giữa hai nước.
Chủ tịch, kiêm Tổng Giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Dubai tới thăm và làm việc tại Nhà Triển lãm Việt Nam tại EXPO 2020 Dubai |
Mới đây, Nhà Triển lãm Việt Nam đã xuất hiện ấn tượng tại Triển lãm Thế giới Expo 2020 Dubai từ ngày 1/10/2021-31/3/2022. Nhà Triển lãm trưng bày sản phẩm tiêu biểu “Make in Vietnam”, giới thiệu các sản phẩm tinh hoa Việt Nam, sản phẩm thương hiệu quốc gia và sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu giá trị trên 1 triệu USD; khu giới thiệu về văn hóa cà phê Việt Nam và mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê; khu giới thiệu về tiềm năng địa phương, công nghệ nuôi biển Việt Nam…
Giữa các dự án mang hàm lượng khoa học công nghệ cao đến từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới, Việt Nam là một điểm sáng bất ngờ. Nhà Triển lãm Việt Nam đã gây ấn tượng với khách thăm quan và kênh truyền thông CNN với các sản phẩm hướng tới nền kinh tế tuần hoàn. Đó là giày thể thao làm từ bã cà phê và rác thải nhựa, mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê.
Nhà Triển lãm cũng tổ chức các hoạt động trưng bày và kết nối theo chủ đề từng tháng, trong đó có chủ đề "Thương hiệu Việt Nam - Cơ hội và tiềm năng". Bên cạnh đó là buổi giới thiệu về tình hình kinh tế và xúc tiến đầu tư tại Việt Nam…
Làm rõ hơn, sâu sắc hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Sáng ngày 11/12, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án "Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045" tổ chức hội thảo “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. |
Những đề xuất nhằm thúc đẩy kinh tế Việt Nam - Malaysia Quan tâm tới giới trẻ, cần tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nối lại các hợp tác bị gián đoạn do ảnh hưởng của đại dịch ngay khi tình hình cho phép như mở cửa lại du lịch nội địa và quốc tế, nối lại đường bay, tăng số lượng và đơn giản hóa các thủ tục tiếp nhận lao động Việt Nam tại Malaysia… là những đề xuất nhằm tháo gỡ khó khăn do Covid-19 gây ra và phát triển kinh tế đạt mục tiêu đề ra giữa Việt Nam và Malaysia. |