Những đối tượng nào là chủ thể của quyền con người? Những đối tượng nào là chủ thể có trách nhiệm bảo đảm quyền con người?
Nhân quyền có thể được phân loại như thế nào? |
Thế nào là các thế hệ nhân quyền? |
Sơ đồ của TS. Lone Lindholt, Viện Nhân quyền Đan Mạch. |
Các chủ thể này có thể phân thành hai dạng chính: chủ thể có quyền và chủ thể có nghĩa vụ. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sự phân loại này chỉ có tính tương đối, vì nếu coi nhân quyền là tập hợp của các quyền cá nhân (individual rights) và quyền tập thể (collectioelgroup rights) thì không có chủ thể nào trong xã hội chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ và ngược lại. Nói cách khác, mọi thể nhân và pháp nhân trong xã hội đều đóng vai trò kép: vừa là chủ thể của quyền, vừa là chủ thể của nghĩa vụ trong các quan hệ nhân quyền.
Nhận thức chung cho rằng, chủ thể cơ bản của quyền con người (right-holders) là các cá nhân (individuals). Ngoài ra, trong một số trường hợp, chủ thể của quyền con người còn là các nhóm người (groups), ví dụ như các nhóm thiểu số về chủng tộc, dân tộc, tôn giáo,... và cả các dân tộc (peoples).
Xét về nghĩa vụ, nhận thức chung cho rằng, chủ thể cơ bản có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người (duty-bearers) là các nhà nước (states) mà cụ thể là các chính phủ, các cơ quan nhà nước khác cùng các viên chức hay những người làm việc cho các cơ quan nhà nước (được gọi chung là các chủ thể nhà nước - state actors). Về vấn đề này, các nhà nước đóng vai trò kép, vừa là thủ phạm chính của những vi phạm nhân quyền, song đồng thời cũng được coi là chủ thể có vai trò chính trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người.
Ngoài các nhà nước, nhận thức chung cũng cho rằng, các tổ chức, thể chỉ quốc tế (international bodies), các đảng phái chính trị (political parties), các doanh nghiệp (companies), các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế (international, national non-governmental organizations), các nhóm chính thức hoặc không chính thức (formal, informal groups), các cộng đồng (communities), các gia đình (families), các bậc cha mẹ (parents) và các cá nhân (individuals), tùy theo vị thế của mình, cũng có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và góp phần thúc đẩy các quyền con người (những chủ thể này được gọi chung là các chủ thể phi nhà nước non-state actors). Theo nhận thức chung, các chủ thể phi nhà nước cũng có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người nhưng đồng thời cũng là thủ phạm của những vi phạm về nhân quyền trong những hoàn cảnh nhất định (tuy không bị coi là thủ phạm chính). Ví dụ, các bậc cha mẹ đôi khi vi phạm quyền trẻ em (của con cái họ), các cộng đồng đôi khi vi phạm quyền của một cá nhân hay một nhóm thành viên nhất định (ví dụ, luật ném đá đến chết những phụ nữ và nam giới bị coi là ngoại tình ở một số cộng đồng Hồi giáo...); một số công ty, kể cả công ty đa quốc gia hủy hoại môi trường sống của người dân ở một khu vực nào đó vì lợi nhuận...
Tư tưởng của nhân loại về quyền con người được hình thành từ bao giờ và phát triển như thế nào? Trong bối cảnh hiện nay, nhân quyền là khái niệm được đề cập, chấp nhận và cổ vũ một cách rộng khắp, thường xuyên và ... |
Quyền con người có những đặc trưng gì? Nhận thức chung cho rằng, quyền con người có những đặc trưng tính chất cơ bản sau đây: |
“Quyền con người” là gì? Ngày nay, Việt Nam đang là một thành viên tích cực và có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền, đặc biệt trong tiến trình ... |