Những điều khiến người Việt khó chịu trong mắt du khách Tây
Khác biệt hai miền Nam Bắc trong mắt du khách Tây |
Cuộc sống của người dân phố đường tàu Hà Nội lạ lẫm trong mắt du khách Tây |
Người Việt Nam nói chung có lòng vị tha vô hạn. Ngay cả khi thấy người nước ngoài làm những điều ngớ ngẩn, họ cũng sẵn sàng bỏ qua. Chỉ cần nở một nụ cười và xin lỗi là đủ. Dù vậy, khi du lịch đến dải đất hình chữ S, bạn vẫn nên ghi nhớ những điều có thể gây khó chịu với người Việt sau đây.
Mặc hở hang khi đi đền chùa
Nên mặc kín đáo khi đi đến đền chùa. (Ảnh: Theculturetrip) |
Người Việt thường ăn mặc kín đáo và tin rằng những người biết tự trọng không mặc trang phục quá khiêu gợi. Sẽ không sao nếu mặc đồ ngắn tại những điểm du lịch, nhưng đừng làm vậy khi vào đền chùa. Luôn nhớ không hở vai, không váy ngắn hay đồ bó chẽn.
Trả tiền mệnh giá lớn
Khi rút tiền ở cây ATM tại Việt Nam, bạn thường nhận được những tờ 500.000 đồng. Với người Việt bán hàng rong hoặc kinh doanh nhỏ lẻ, tờ tiền 500 nghìn đồng có thể là mức lương cả tuần của họ. Vì vậy, nếu bạn trả tiền một gói bim bim 10.000 đồng bằng tờ 500.000 đồng, rất có thể chủ quán sẽ không có đủ để trả lại tiền thừa cho bạn. Tình huống này gây bối rối cho cả bạn và cả chủ hàng. Vì thế hãy tiêu những tờ tiền mệnh giá lớn trong các cửa hàng tiện lợi hay cửa hàng lớn, để có tiền lẻ.
Là khách hàng đầu tiên nhưng không mua gì
Việt Nam có nhiều phong tục và niềm tin kỳ lạ. Trong hầu hết trường hợp, bạn sẽ được bỏ qua nếu làm điều gì đó không phải. Nhưng khi mua sắm, nếu bạn vô tình là khách đầu tiên đến cửa hàng mà bước ra tay không, không mua gì, người bán có thể sẽ khó chịu và dành cho bạn những lời lẽ nặng nề bằng tiếng Việt. Với người Việt, người mở hàng rất quan trọng. Nếu mở hàng mà lại không mua gì, điều này báo hiệu cả ngày đó cửa hàng sẽ bị ế ẩm.
Người Việt nói chung thoải mái và dễ tha thứ. (Ảnh: Matthias Damert/Flickr) |
Khoe khoang tiền bạc
Nếu có thể bay từ đầu bên kia thế giới đến Việt Nam, chắc hẳn bạn rất giàu. Mọi người đều biết điều đó, nên bạn không cần phải khoe sự giàu có của mình. Một số người nước ngoài thích vung tiền như thể tiền không có ý nghĩa gì với vọ. Nhưng điều này lại có thể xúc phạm người lao động Việt Nam, những người đang phải làm việc chăm chỉ hàng giờ để có lương. Giàu có không phải là tội của bạn, nhưng cũng nên khiêm tốn và không nên phô trương quá.
Thân mật nơi công cộng
Đến Việt Nam, bạn sẽ hiếm khi thấy một đôi yêu nhau thể hiện cử chỉ gần gũi nơi công cộng. Nắm tay thì được, nhưng nếu ôm và hôn nồng nhiệt thì sẽ nhận được nhiều cái nhìn không mấy thiện cảm và lời xì xào bàn tán.
Đi giày dép vào nhà
Tất nhiên người Việt không giận dữ cũng không trách phạt bạn nếu bạn vô tình đi giày dép vào nhà họ. Như đã nói, người Việt rất rộng lượng và dễ tha thứ cho người nước ngoài. Tuy nhiên bạn cũng cần nhớ nguyên tắc này để tỏ ra là mình lịch sự. Trước khi bước vào nhà ai đó, hãy nhìn xem họ có để dép ở ngoài không và làm theo y như vậy.
Nói người khác phải nhanh lên
Thái Lan nổi tiếng là quốc gia mà ở đó không ai vội vã. Việt Nam cũng tương tự như vậy. Nhưng điều khác biệt là bạn sẽ nhận lại nụ cười và vài cái nhún vai từ người Thái khi cố thúc giục họ, còn người Việt có thể nổi cáu với lời hối thúc “nhanh lên”.
Chùm ảnh màu cực hiếm về đời sống hàng ngày của cố đô Huế thập niên 90 Dưới góc máy của nhiếp ảnh gia Hans-Peter Grumpe (Đức), đời sống dân sinh ở cố đô Huế những năm 1991 - 1992 có những hoạt ... |
Chùm ảnh hiếm có khó tìm về một Sài Gòn rực rỡ những năm 90 Dưới ống kính của Grumpe, Sài Gòn hoa lệ những năm 90 vẫn xứng danh hòn ngọc Viễn Đông. |
Một Hạ Long hoàn toàn khác lạ những năm đầu thập niên 90 Một Hạ Long hoàn toàn khác lạ trong bộ ảnh hiếm hoi của những năm đầu thập niên 90, khi mà du lịch vẫn chưa ... |