Một Hạ Long hoàn toàn khác lạ những năm đầu thập niên 90
"Tuyệt tình cốc" trên đỉnh đồi ở miền Tây Biểu tượng của Huế qua bút ký "Ai đã đặt tên cho dòng sông?" Phong cảnh Việt Nam - những bức hình tuyệt đẹp nhìn từ trên cao |
Vẻ đẹp của kì quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long dường như đã quá nổi tiếng và quen thuộc với du khách trong nước và quốc tế. Nhắc đến Hạ Long, người ta hay nhắc đến một vẻ đẹp của sự kì vĩ, kì công dưới bàn tay của tạo hóa; cùng với sự phát triển của du lịch càng làm cho Hạ Long thêm rực rỡ và ấn tượng. Nằm bên vịnh Hạ Long, biển Bãi Cháy là một địa điểm du lịch mùa hè nổi tiếng ở miền Bắc. Cùng xem loạt ảnh thú vị về Bãi Cháy các năm 1991 và 1993 do nhiếp ảnh gia Đức Hans-Peter Grumpe thực hiện.
Qua hai lượt đi phà (phà Bính, phà Rừng) mới hết đất Hải Phòng, nhiếp ảnh gia người Đức đến Quảng Ninh vào mùa hè năm 1991. Thời điểm đó, thành phố Hạ Long chưa ra đời nên trung tâm của tỉnh là thị xã Hồng Gai. |
Bãi Cháy là bãi tắm nổi tiếng nhất nhì miền Bắc thời đó, do địa thế tự nhiên cảnh quan đẹp và nước biển trong xanh, lặng sóng. Những năm 90, từ Bãi Cháy sang khu Hòn Gai cũng phải đi bằng phà hết chừng 30 phút. |
Thời đó, dịch vụ du lịch chỉ ở dạng sơ khai như trong ảnh này, nhiều cơ quan đưa cán bộ công nhân viên đến đây nghỉ mát hàng năm. |
Dịch vụ trên bãi biển gồm cho thuê phao và thuê đồ tắm, chụp ảnh, tráng nước ngọt. |
Ngày đó, chụp ảnh đứng ở bãi biển với phao bơi là mô-tip nghệ thuật quen thuộc. |
Một gia đình chụp ảnh lưu niệm. |
Năm 1991, khu vực Bãi Cháy còn là cảng xăng dầu B12, có nhiều tàu lớn thả neo ngay trên mặt vịnh. |
Du lịch trên Vịnh Hạ Long những năm 90 chưa kèm ăn uống trên tàu và lưu trú qua đêm trên vịnh. |
Những con tàu gỗ nhỏ chỉ đưa khách dạo một vòng quanh vịnh. |
Du khách được ghé thăm hang Đầu Gỗ, hang Sửng Sốt và trở về, chuyến du ngoạn thường gói gọn trong một buổi sáng hoặc chiều. |
Vịnh Hạ Long có 1969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó khoảng 40 đảo có người sinh sống. |
Khu vực dân thuyền chài neo đậu gần Bãi Cháy. |
Bến tàu du lịch Bãi Cháy năm 1991, tàu du lịch và tàu cá vẫn chung bến đậu. |
Tàu đưa khách du ngoạn trên mặt vịnh trong khoảng 2-3 giờ đồng hồ. |
Cuộc sống của những người dân chài trên mặt vịnh những năm 90, mỗi con thuyền là một gia đình nhỏ, gồm vợ chồng và 2-3 đứa con. |
Người dân mưu sinh bằng cách đánh bắt hải sản, khai thác san hô bán cho khách du lịch. |
Công việc đánh bắt hải sản, khai thác san hô mang lại thu nhập chính cho người dân nơi đây. |
Năm 1994, vịnh Hạ Long mới được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, với những ràng buộc chặt chẽ về bảo tồn thiên nhiên, môi trường và cảnh quan. |
Một rặng san hô vớt lên từ đáy vịnh |
Những chú bé bán thuốc lá dạo ở bến phà dường như quen mặt nhà nhiếp ảnh, tươi cười và sẵn sàng ngồi yên khi ông bấm máy. |
Trẻ con sống trên mặt nước từ nhỏ, chèo thuyền rất thạo và phụ giúp bố mẹ bán san hô, hải sản cho khách du lịch. |
Theo nhà nhiếp ảnh Reisen, vịnh Hạ Long là cách mà thiên nhiên "đánh đố" con người về kiến tạo địa chất. |
Ngư dân ở Bãi Cháy. |
Nghề than truyền thống của vùng đất Quảng Ninh. |
Những điều này góp phần thôi thúc một nhà nhiếp ảnh như ông muốn đến, khám phá và chụp ảnh ở nhiều nơi trên khắp thế giới. |
Rời Bãi Cháy - Hạ Long, nhà nhiếp ảnh về lại Hải Phòng, qua bến phà Rừng nối liền Hải Phòng và Quảng Ninh. |
Xem thêm
Pù Luông – Nét đẹp dung dị hòa quyện với mây trời Dừng chân tại bản Hiêu của Pù Luông (Thanh Hóa), bản xa và cao nhất, giáp với khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông đề ... |
Làng như cổ tích có những ngôi nhà mái cỏ rêu xanh rì, đẹp xa xăm Cách đây 4 - 5 năm, đến thăm những bản làng dân tộc Hà Nhì trên vùng cao Bát Xát (Lào Cai), chúng tôi vẫn ... |
An Giang: Những chuyến xe ngựa vùng giáp biên Nhiều bà con ở 2 huyện miền núi Tịnh Biên và Tri Tôn, tỉnh An Giang, từ lâu đã quen thuộc với hình ảnh những ... |
Những cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam Dọc theo đường biển từ Bắc vào Nam du khách sẽ đi qua nhiều cung đường đẹp như tranh vẽ. |
Sen nở rộ giữa rừng tràm lớn nhất An Giang Những cánh đồng sen nằm rải rác trên đường vào sâu bên trong vùng lõi của rừng Trà Sư, An Giang. |