Những điều cần lưu ý khi di chuyển bằng xe bus để phòng COVID-19
TP.HCM: Đề xuất đóng cửa quán bar, vũ trường để phòng dịch Covid-19 Tại hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thành ủy, UBND TP.HCM với các quận ủy, huyện ủy chiều 12/3, Bí thư quận 1 Trần ... |
VINASME đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trước dịch COVID–19 VINASME nhận được Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất ... |
Trong mùa dịch COVID-19, khi di chuyển bằng các phương tiện công cộng như xe bus, xe khách, tàu hoả, máy bay,... những nơi có khả năng tiếp xúc với nhiều người và không gian kín sẽ có nguy cơ lây các bệnh truyền nhiễm cao. |
Đeo khẩu trang
Không có tài liệu nào chứng minh khẩu trang ngăn được virus nhưng công dụng được thừa nhận của khẩu trang là làm giảm nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết của những người xung quanh. Khẩu trang cũng ngăn dịch tiết của chính bản thân người đeo bị văng ra môi trường xung quanh. Trong không gian hạn chế của một chiếc xe, điều này rất quan trọng.
Rửa tay
Theo các tài liệu hướng dẫn về y tế, rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước là hiệu quả nhất trong phòng chống lây nhiễm, giữ vệ sinh. Tuy nhiên, trong trường hợp đi xe công nghệ, xe khách, không có vòi nước để tiện rửa tay thì sau khi chạm vào cửa xe, bạn tạm dùng nước rửa tay khô để làm sạch tay. Theo các bác sĩ, cửa xe là một trong những nơi có sự tiếp xúc của nhiều người, nhất là với tay nắm cửa của xe taxi, tay nắm trần xe buýt…
Yêu cầu tài xế đeo khẩu trang và giữ khoảng cách
Đây không phải là hành vi phân biệt hay kỳ thị mà là biện pháp cần thiết giúp kiểm soát dịch bệnh lây lan. Lý do, tài xế là một người lạ và trong ngày người lạ này cũng có sự tiếp xúc với rất nhiều hành khách (người lạ) khác. Bên cạnh đó, như đã nói, không gian trong xe là nhỏ hẹp nên hơi thở của người ngồi gần cũng làm ảnh hưởng tới bạn. Việc yêu cầu tài xế đeo khẩu trang và bạn cũng đeo khẩu trang, đó là cách bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Nếu đi đường xa, thỉnh thoảng, hãy mở cửa kính để tạo sự thông thoáng, giúp không khí bên trong xe được lưu thông với bên ngoài. |
Tạo sự thông thoáng trong xe
Nếu đi đường xa, thỉnh thoảng, hãy mở cửa kính để tạo sự thông thoáng, giúp không khí bên trong xe được lưu thông với bên ngoài. Trên thực tế, cho dù không phải là “mùa dịch” nhưng nếu chỉ lấy gió trong xe liên tục thời gian dài sẽ khiến người ngồi trong xe có cảm giác mệt mỏi.
Với xe chỉ có người trong gia đình sử dụng, mọi việc sẽ nhẹ nhàng hơn nhưng người dùng cũng cần lưu ý các điều như nói trên để được an toàn.
Đồng thời, Bộ Y tế cũng đã đưa ra khuyến cáo những việc cần làm để phòng tránh bệnh COVID-19 đối với các hành khách đi phương tiện công cộng cụ thể như sau:
1. Khi có một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở nên hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng.
2. Sử dụng khẩu trang đúng cách khi bị sốt, ho, đau họng, khó thở.
3. Che kín miệng, mũi bằng khăn giấy, khăn vải hoặc khuỷu tay khi ho, hắt hơi. Bỏ khăn giấy đã sử dụng vào túi đựng rác kín để vứt vào thùng rác đúng nơi quy định.
4. Thường xuyên rửa tay đúng cách bằng xà phòng (nếu có) hoặc bằng dung dịch sát khuẩn tay có chứa trên 60% nồng độ cồn đặc biệt sau khi: ho, hắt hơi; thải bỏ khăn giấy; rời khỏi phương tiện giao thông.
5. Không chạm tay vào mắt, mũi, miệng. Hạn chế ăn uống, nói chuyện ở trên phương tiện giao thông.
6. Không khạc nhổ trên phương tiện giao thông và nơi công cộng (Ga tàu, bến xe, sân bay, nhà ga,…).
7. Nếu thấy bản thân hoặc hành khách cùng đi có một trong các biểu hiện sốt, ho, khó thở nên thông báo ngay cho người quản lý phương tiện để có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Tránh tiếp xúc gần với người có biểu hiện ho hoặc sốt, khó thở đi cùng phương tiện giao thông.
8. Khi kết thúc chuyến đi, nếu có xuất hiện một trong các biểu hiện sốt, ho, đau họng, khó thở: Liên hệ đường dây nóng của Bộ Y tế (19009095 hoặc 19003228) để được tư vấn và cung cấp thông tin liên quan đến phương tiện giao thông bạn đã đi. Đến cơ sở y tế để khám, điều trị kịp thời.
TP.HCM: Đề xuất đóng cửa quán bar, vũ trường để phòng dịch Covid-19 Tại hội nghị giao ban trực tuyến giữa Thành ủy, UBND TP.HCM với các quận ủy, huyện ủy chiều 12/3, Bí thư quận 1 Trần ... |
Di chuyển bằng ô tô mùa dịch COVID-19 cần chú ý những gì? Đeo khẩu trang, dùng dung dịch rửa tay, chỉnh hệ thống điều hòa trên xe đúng cách và thường xuyên vệ sinh,... sẽ góp phần ... |
Những điểm mới cần lưu ý khi thi bằng lái ô tô năm 2020 Trong năm 2020, việc học và thi bằng lái ô tô sẽ có một số điều chỉnh mà người dân cần lưu tâm để đạt ... |