Những điểm mới cần lưu ý khi thi bằng lái ô tô năm 2020
Tổng cục Đường bộ: Phải giữ ổn định, công khai học phí lái xe ô tô |
Có hay không chuyện học phí lái ô tô tăng 2-3 lần, lên tới 30 triệu từ năm 2020? |
Theo Thông tư 38/2019 của Bộ Giao thông - Vận tải, một số tiêu chuẩn trong công tác đào tạo và thi bằng lái ô tô được thay đổi theo hướng ứng dụng công nghệ. Thông tư không quy định tăng số lượng giờ học thực hành, mà chỉ điều chỉnh các nội dung:
Với công tác đào tạo lái xe: Từ ngày 1/5/2020, các cơ sở đào tạo lái ô tô trên toàn quốc sẽ phải ứng dụng công nghệ để nhận dạng và theo dõi thời gian học lý thuyết môn học pháp luật giao thông đường bộ đối với học viên học lái ô tô (trừ hạng B1); Tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông.
Với thực hành lái xe: Trang bị cabin học lái ô tô, ô tô tập lái sẽ phải lắp thiết bị giám sát thời gian và quãng đường, sau 6 tháng kể từ ngày Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia có hiệu lực thi hành.
Trong thời gian chưa tổ chức đào tạo về phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông, thời gian đào tạo môn học đạo đức, văn hóa giao thông bao gồm thời gian đào tạo nội dung phòng, chống tác hại của rượu bia khi tham gia giao thông.
Công tác đào tạo, sát hạch lái xe sẽ có nhiều điểm mới (Ảnh minh hoạ) |
Trong thời gian chưa sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông và cabin học lái ô tô, cơ sở đào tạo lái xe xây dựng chương trình, giáo trình và tổ chức giảng dạy đảm bảo đủ thời gian đào tạo theo chương trình quy định tại Điều 13, Điều 14 của Thông tư số 12/2017.
Về công tác sát hạch lái xe: Triển khai thực hiện lắp camera giám sát phòng sát hạch lý thuyết, sân sát hạch lái xe trong hình và truyền dữ liệu về Tổng cục Đường bộ VN và Sở GTVT từ ngày 1/1/2020 theo mô hình chuẩn đã được hướng dẫn. Chuẩn bị để triển khai sử dụng phần mềm mô phỏng các tình huống giao thông để sát hạch lái xe.
Mặt khác, giấy phép lái xe (GPLX) cấp mới từ ngày 1/6/2020 sẽ có mã 2 chiều (QR) để đọc, giải mã nhanh thông tin liên kết với hệ thống thông tin quản lý, bao gồm cả mã số của cơ sở đào tạo lái xe. Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước có thể dễ dàng thống kê được số lượng và loại lỗi vi phạm của cựu học viên theo từng cơ sở đào tạo lái xe.
Trên thực tế, có nhiều trung tâm đào tạo cắt xén, không dạy đủ chương trình. Một số nội dung rất thiết thực nhưng lại hay bị bỏ qua như đạo đức người lái xe để ứng xử với các tình huống khi tham gia giao thông, làm thế nào để tránh tai nạn giao thông...
Nhiều người dân hy vọng các quy định chặt chẽ tại Thông tư 38 sẽ góp phần giám sát chặt chẽ các trung tâm đào tạo, nâng cao ý thức của cả người học lẫn cách dạy của giáo viên, tiến tới chấm dứt tình trạng "không học nhưng vẫn có bằng".
Bảng giá thuê xe tự lái Tết Canh Tý 2020 mới nhất Trong dịp Tết, nhu cầu đi lại tăng cao khiến chi phí thuê xe tự lái cũng có nhiều biến động. Để tránh việc bị ... |
Cô gái say xỉn lái ô tô, đòi đâm người tiếp tục khoe "thành tích" trên Facebook Cô gái có biểu hiện say xỉn, phóng ô tô tốc độ cao ở Hà Nội và liên tục la hét, thậm chí đòi đâm bất ... |
Học lái, người phụ nữ đưa cả xe lẫn thầy xuống mương nước Không hiểu vì sơ suất gì, người phụ nữ đang học lái ô tô đã lao xe xuống mương nước và may mắn cùng thầy ... |