Những bộ phim có cảnh nóng gây tranh cãi nhất
Cha đẻ Huawei thề không nhận điện thoại ông Trump Lời khai bất ngờ của mẹ nữ sinh giao gà ở Điện Biên vừa bị bắt vì ma tuý Vì sao mẹ nữ sinh ship gà bị sát hại ở Điện Biên bị bắt? |
Love
Phim "Love" |
"Love" là một bộ phim nghệ thuật khiêu dâm năm 2015 do biên kịch đồng thời cũng là đạo diễn phim Gaspar Noé thực hiện. Phim được ra mắt tại Liên hoan phim Cannes 2015 và được phát hành dưới dạng 3D.
Một số nhà phê bình cho rằng đạo diễn Gaspar Noé đơn giản chỉ muốn miêu tả sự hủy hoại và đau đớn khi yêu thông qua "Love". Câu chuyện trong phim được kể lại qua sự hồi tưởng của nhân vật chính Murphy (Karl Glusman), sau khi biết được thông tin bạn gái cũ Electra đã mất tích. Lúc này, Murphy cảm thấy chán chường trong cuộc hôn nhân với Omi. Anh cứ thế hồi tưởng lại quãng thời gian hạnh phúc và điên rồ bên Electra, cũng như không ngừng tự hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu như số phận không chia cắt họ.
Với những cảnh quay táo bạo, trần trụi của mình "Love" đã phải nhận rất nhiều "gạch đá" từ công chúng vì những khung hình có phần thô thiển đó.
Last Tango in Paris
Last Tango in Paris |
"Bản Tango Cuối Cùng Ở Paris" kể về việc Jeanne - một cô gái trẻ đẹp người Pháp đang đi tìm kiếm căn hộ mới để ở, rồi vô tình cô gặp được Paul - một người đàn ông Mỹ đang sinh sống và làm viêc tại Paris có vợ vừa mới qua đời vì tự tử. Chẳng bao lâu sau hai con người đó bị thu hút bởi nhau, họ đến với nhau bằng một tình yêu mãnh liệt và say đắm. Điều đặc biệt của bộ phim là mặc dù yêu nhau nhưng hai người họ lai không hề biết tên của đối phương.
"Last Tango in Paris" chính là một bức tranh đầy màu sắc về bản chất của xã hội. Nó là sự phản ánh cay đắng về sự yếu đuối của con người và xã hội hiện thực lúc bấy giờ, với những bi kịch được thể hiện qua sắc dục.
Bộ phim "Bản Tango Cuối Cùng Ở Paris" của đạo diễn Bernardo Bertolucci (một trong những đạo diễn xuất sắc nhất của điện ảnh Italia, ông giành tới 2 giải Oscar và rất nhiều giải thưởng lớn khác trong suốt sự nghiệp) được ra mắt hồi năm 1972. Phim gây nhiều tranh cãi và bị cấm chiếu ở một số quốc gia vì có nhiều cảnh nóng táo bạo với những cảnh sex nặng nề.
In the Realm of the sense
Phim "In the Realm of the sense" |
Bộ phim " Vương Quốc Dục Cảm" dựa trên một câu chuyện có thật diễn ra vào năm 1936. Sada Abe (Eiko Matsuda) một cô gái điếm đã giải nghệ chuyern sang làm người phục vụ trong khách sạn. Chủ khách sạn là Ishida gạ gẫm cô và cả hai bước vào mối quan hệ tình cảm mãnh liệt. Ishida đã bỏ vợ và gia đình để theo đuổi Abe. Còn Abe, cô ngày càng muốn sở hữu và chiếm đoạt Ishida một cách cuồng nhiệt.
" Vương Quốc Dục Cảm" là tác phẩm của cố đạo diễn Nagisa Oshima, ông sinh năm 1932 tại Okayama, Nhật Bản từng giành được rất nhiều giải thưởng lớn nhỏ trong và ngoài nước. Tác phẩm " Vương Quốc Dục Cảm" được ra mắt vào năm 1976. Thời điểm này, phim tại Nhật chưa có những cảnh quay táo bạo và trần trụi như " Vương Quốc Dục Cảm" chính vì thế mà sau khi ra mắt công chúng thì ngay lập tức "In The Realm Of The Sense" trở nên nổi tiếng và cũng tạo nhiều tai tiếng nhất Nhật Bản lúc bấy giờ.
Phim bị cấm ở rất nhiều các quốc gia trên thế giới một thời gian dài. Mãi đến năm 1990, "In the Realm of the sense" mới được phép phát hành DVD.
Chiếc Trống Thiếc / The Tin Drum
Phim "Chiếc Trống Thiếc / The Tin Drum" |
Phim "Chiếc Trống Thiếc - The Tin Drum" 1979 tập trung vào hình tượng chú bé Oskar Matzerath. Vào lần sinh nhật thứ ba của mình, Oskar được tặng một cái trống thiếc và chú bé quyết định thôi không lớn nữa vì quá căm ghét thế giới của “người lớn”. Từ lúc đó cho đến khi trưởng thành trong thân xác của một đứa bé 3 tuổi, Oskar luôn thể hiện sự giận dữ của mình bằng cách đánh trống inh ỏi, kèm theo một khả năng siêu nhiên khác: Oskar hét có thể làm vỡ tan thủy tinh! Ở tầm cao... sát mặt đất ấy, Oskar như một nhân chứng ngỗ ngược từ lúc trỗi dậy cho đến ngày tàn của phát xít Đức, qua những sự kiện diễn ra ở Danzig (Ba Lan) từ 1924 đến 1950. Oskar đã nhìn lịch sử bằng cái nhìn riêng, đúng với chiều cao của mình.
Trong phim, đạo diễn Schlöndorff thường cho khán giả nhìn bằng nhãn quan của Oskar (nhiều cảnh của bộ phim được quay ngang tầm của đầu gối), biến thế giới của “người lớn” thành một vở kịch câm kỳ quái, khai thác tình dục và chính trị tới mức lố bịch. Ông thành công trong việc tạo ra một hình ảnh về thế giới toàn là những con rối kệch cỡm, với tham vọng quá mức và dục vọng vô biên
Trong phim có rất nhiều cảnh gây tranh cãi, đặc biệt nó đã từng bị Canada cấm chiếu vì có nội dung liên quan đến khiêu dâm trẻ em.
Crash
Phim "Crash" |
"Đổ Vỡ/ Crash" kể về một cặp vợ chồng đang "yêu" trong ô tô và một tai nạn giao thông làm thay đổi hoàn toàn đời sống tình dục của họ. Tất cả các nhân vật trong phim đều mắc một chứng nghiện sex kỳ lạ. Những cảnh nóng trần trụi được kết hợp với những cảnh tai nạn đẫm máu. Các nhà nghiên cứu đã bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân căn bệnh và họ cũng đã bị cuốn vào những cuộc thác loạn nhục dục.
Việc bộ phim "Crash" lấy bạo lực làm đòn bẩy cho khoái cảm đã khiến công chúng và nhiều nhà phê bình khó chịu, thậm chí bộ phim còn khiến giới phê bình chia rẽ sâu sắc trong việc đánh giá đúng giá trị của phim. Có lẽ chính vì quá kỳ lạ mà khán giả tại Cannes 1996 đã lên tiếng phản đối "Crash" ngay trong rạp.
Sắc, Giới
Phim "Sắc, Giới" |
"Sắc, Giới" là tên một bộ phim của đạo diễn Lý An ra mắt hồi năm 2007 dựa trên truyện ngắn cùng tên xuất bản năm 1950 của nhà văn Trung Quốc Trương Ái Linh. Cả phim và truyện đều dựa trên sự kiện có thật diễn ra những năm 1930-1940. Bộ phim lấy bối cảnh tại Thượng Hải trong Chiến tranh Trung-Nhật của thập niên 1930 và xoay quanh một nhóm sinh viên yêu nước kháng Nhật.
Vương Giai Chi (Thang Duy) – một cô sinh viên năm thứ nhất bị cha bỏ rơi tại Trung Hoa khi đất nước đang chìm trong loạn lạc, cô được giao nhiệm vụ quyến rũ một tên trùm mật thám thân Nhật họ Dịch (Lương Triều Vỹ) để cả nhóm tìm cách thủ tiêu. Tuy nhiên, khi gần gũi xác thịt với Dịch, Giai Chi đã rơi vào cạm bẫy của sắc dục và gián tiếp phản bội lại các bạn mình để dẫn đến một kết cục bi thảm cho cả nhóm.
Bộ phim "Sắc, Giới"đã suất sắc giành được 7 giải thưởng tại lễ trao giải Kim Mã 2007 bao gồm những hạng mục chính như: Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc nhất, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, đồng thời chiến thắng ở hạng mục Phim châu Á hay nhất tại giải thưởng điện ảnh Hồng Kông lần thứ 27. Ngoài ra, phim còn được đề cử tại giải Quả cầu vàng, Giải thưởng Điện ảnh của Viện Hàn lâm Anh quốc (BAFTA) và đoạt giải Sư tử vàng tại Liên hoan phim Venice lần thứ 64. Lương Triều Vỹ được vinh danh Nam diễn viên xuất sắc nhất tại Giải thưởng điện ảnh châu Á và giải Kim Mã. Đạo diễn Lý An cũng đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất còn Thang Duy được trao giải Diễn viên mới xuất sắc tại giải Kim Mã
Phim cũng gây nhiều dư luận báo chí và phản ứng của người xem vì trong phim có quá nhiều cảnh "nóng". Tổng cộng, trường đoạn sex kéo dài đến trên 30 phút với nhiều cận cảnh chi tiết đã khiến bộ phim bị phân loại cấm người xem dưới 17 tuổi (NC-17) tại Bắc Mỹ. Bản công chiếu tại Trung Quốc Đại Lục bị cắt hầu hết các cảnh này. Bộ phim đã gây nhiều tranh cãi về giá trị nghệ thuật cũng như sự cần thiết của các cảnh sex đối với việc truyền tải nội dung bộ phim.
Cũng chính vì bộ phim này đã khiến Thang Duy lọt vào danh sách cấm và không thể nào tham gia vào bất kỳ bộ phim nào của Trung Quốc trong một thời gian dài.
Tin nên đọc:
Giá xăng sẽ tiếp tục giảm? Sau thời gian liên tục tăng mạnh, mới đây giá xăng trong nước đã giảm nhẹ vào ngày 17/5 và đang có dấu hiệu tiếp ... |
Mức tăng giá xăng tại Việt Nam vẫn thấp hơn thế giới? Báo cáo Quốc hội, Chính phủ cho biết: "Mức tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay vẫn được Liên ... |
Công ty nhựa gần cây xăng ở Hải Phòng bốc cháy dữ dội Bên cạnh Công ty Phú Lâm đang bốc cháy còn có rất nhiều nhà máy, xí nghiệp, cạnh đó còn có một cây xăng... |
Giá xăng 3 tiến 1 lùi Giá xăng được điều chỉnh giảm nhẹ 592 đồng sau 3 lần tăng giá liên tiếp. Sau điều chỉnh, giá bán mới xăng E5 RON 92 tối đa ... |