Nhóm trụ cản trở nỗ lực bứt phá của thị trường
Nhóm Dầu khí tăng gấp sau thông tin về Lô B VN-Index vẫn ghi nhận những động thái trả điểm của một số Bluechips sau phiên đáo hạn phái sinh. Tuy nhiên, rung lắc cũng chỉ diễn ra khá nhẹ nhàng trong khi thị trường vẫn duy trì được nền tảng vận động, đặc biệt còn ghi nhận thêm kỷ lục thanh khoản của VND. |
VN-Index tăng nhẹ trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 5 Nhóm VN30 đã có những vận động tích cực trong phiên chiều nay. Nếu như ở các phiên tới, không ghi nhận hiện tượng "trả điểm", thị trường có lẽ sẽ sớm trở lại quỹ đạo hồi phục. |
Định vị thị trường
Các chỉ chứng khoán hàng đầu châu Á mở đầu tuần mới đều duy trì được đà tăng. Chỉ số NIKKEI 225 dù đã phá đỉnh thời đại ở tuần trước vẫn tiếp tục lập thêm kỷ lục mới tăng lên 31.086 điểm (+0,9%). Các chỉ số KOSPI (+0,76%), TWSE (+0,04%) cũng đều có diễn biến khả quan.
Một cú nảy lên của VN-Index vẫn đang được chờ đợi khi các tín hiệu kỹ thuật đang được duy trì khá vững. Chỉ số vẫn ở trong nhịp tăng ngắn hạn và chỉ còn cách đường xu hướng dài hạn khoảng 20 điểm.
Chất xúc tác
Sau phiên mua ròng đột biến của khối ngoại với STG, chiều bán ra đã được bộc lộ rõ hơn. Tổng giá trị bán ròng trên HOSE đạt trên 400 tỷ đồng với sự lấn lướt của các cổ phiếu VNM (-79,17 tỷ đồng), HPG (-51,75 tỷ đồng), VCB (-28,67 tỷ đồng), HSG (-25 tỷ đồng), BVH (-23,28 tỷ đồng), MSN (-22,35 tỷ đồng) cho thấy có bóng dáng của các quỹ ETFs.
Dù vậy, HOSE vẫn tiếp tục có sự hỗ trợ tích cực từ dòng tiền nội. Thanh khoản của HOSE tiếp tục ghi nhận phiên thứ 9 đạt trên mức bình quân 20 phiên.
Tuần vừa qua, Ngân hàng nhà nước đã bơm ròng 12.896,45 tỷ đồng qua kênh OMO và cũng đồng thời có động thái giảm giá mua USD thêm 50 đồng vào ngày 18/5. Các sự kiện này cho thấy hệ thống tiếp tục được hỗ trợ về thanh khoản và đang tạo ra kỳ vọng có thể tiếp tục hạ lãi suất điều hành trong các tuần tới đây.
Vận động nhóm ngành
Sự thể hiện của các nhóm đã tích cực hơn rất nhiều so với các phiên giao dịch cầm chừng của tuần đáo hạn phái sinh. Tỷ lệ các mã tăng điểm chiếm tới gần 60%.
Nhóm cổ phiếu Đầu tư công ghi nhận nỗ lực tạo sóng mới của LCG (+6,64%), VCG (+5,4%), HT1 (+4,3%), KSB (+4%), CII (+6,98%), HHV (+5,28%) sau 3 tháng tích lũy đi ngang tại vùng giá cao. Các mã PLC (+8%) trên HNX và C4G (+5,5%) trên UPCoM cũng không đứng ngoài cuộc đua về giá. Còn nhóm Thép cũng được hưởng lợi từ hiệu ứng đầu tư công nên các mã HSG (+3,86%), NKG (+4,45%) cũng tăng theo.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu Năng lượng với câu chuyện thiếu điện trong mùa nắng nóng cũng đang duy trì những vận động tích cực. NT2 (+4,3%), PGV (+4,1%), REE (+3,2%), HDG (+2,9%), PPC (+2%), PC1 (+1,6%) đều tiếp tục cải thiện trạng thái giá.
Với nhóm Chứng khoán, việc liên tục duy trì trạng thái thanh khoản tốt đang giúp cho các cổ phiếu bảo toàn xu hướng tích cực. Các mã FTS (+3,8%), BSI (+2,7%), HCM (+1,7%) vẫn giúp nhà đầu tư có sự hứng khởi nhất định dù biên độ giá không quá ấn tượng.
Nếu như các cổ phiếu VN30 có được sự hậu thuẫn mạnh hơn, thành tích của thị trường chung sẽ còn ấn tượng hơn. Chỉ số VN-Index khép lại phiên đầu tuần với mức tăng 3,57 điểm lên 1.070,64 điểm (+0,33%). Một số cổ phiếu VIC (-0,8%), VCB (-1,2%), VNM (-0,6%) lại gây cản trở cho chỉ số trong đó VNM đang ở mức thấp nhất trong vòng 7 tháng trở lại đây.
2 sàn còn lại cũng đều có kết quả khả quan. HNX-Index tăng 0,93% còn UPCoM-Index tăng 0,16%. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 1.800 tỷ đồng.
VN-Index tăng nhẹ trong phiên đáo hạn phái sinh tháng 5 Nhóm VN30 đã có những vận động tích cực trong phiên chiều nay. Nếu như ở các phiên tới, không ghi nhận hiện tượng "trả điểm", thị trường có lẽ sẽ sớm trở lại quỹ đạo hồi phục. |
Nhóm Dầu khí tăng gấp sau thông tin về Lô B VN-Index vẫn ghi nhận những động thái trả điểm của một số Bluechips sau phiên đáo hạn phái sinh. Tuy nhiên, rung lắc cũng chỉ diễn ra khá nhẹ nhàng trong khi thị trường vẫn duy trì được nền tảng vận động, đặc biệt còn ghi nhận thêm kỷ lục thanh khoản của VND. |
Tâm điểm chứng khoán: Lãi suất có thể giảm, kịch bản như giai đoạn COVID có thể lặp lại Chuyên gia cho rằng, nếu tình trạng doanh nghiệp vẫn khó đầu ra, không sản xuất kinh doanh được trong khi tiền gửi lãi suất thấp thì kịch bản như giai đoạn COVID có thể quay lại. |