Nhiều yếu tố đẩy giá dầu tăng không ngừng lên những mức đỉnh mới
Nhà đầu tư bán mạnh dầu bởi bi quan về triển vọng nhu cầu
Các chuyên gia phân tích nhấn mạnh đến việc giá dầu đã tăng 6 tuần liên tiếp, ngoài ra, từ tháng 9/2023, mùa cao điểm lái xe của nước Mỹ sẽ chấm dứt, cùng lúc đó, nhu cầu từ Trung Quốc được dự báo cũng giảm đi.
|
Thị trường dầu thế giới dưới tác động của diễn biến bất ngờ từ Trung Quốc
Thông tin mới công bố cho thấy nhập khẩu dầu tháng 7/2023 của Trung Quốc giảm đến 18,8% so với tháng liền trước và xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1/2023.
|
Giá dầu lập đỉnh mới trong phiên giao dịch ngày thứ Tư. Giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai chạm ngưỡng cao nhất tính từ tháng 1/2023 sau khi thông tin công bố cho thấy nguồn cung nhiên liệu tại Saudi Arabia và Nga giảm đi giúp bù đắp cho việc nhu cầu từ Trung Quốc chững lại, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.
Đóng cửa phiên giao dịch gần đây nhất trên thị trường London, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 1,38USD/thùng tương đương 1,6% lên 87,55USD/thùng – ngưỡng cao nhất tính từ ngày 27/1/2023.
Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đóng cửa tăng 1,48USD/thùng tương đương 1,8% lên 84,40USD/thùng, cao nhất tính từ tháng 11/2022.
Dự trữ xăng tại Mỹ trong tuần gần nhất hạ 2,7 triệu thùng, dự trữ dầu diesel và dầu đốt nóng hạ 1,7 triệu thùng, theo số liệu thống kê từ chính phủ Mỹ. Trước đó các chuyên gia đã dự báo về khả năng các loại dự trữ này đi ngang.
“Việc dự trữ các sản phẩm năng lượng đã qua xử lý được coi như tín hiệu tích cực của thị tường dầu”, chủ tịch quỹ Lipow Oil Associates ở Houston – ông Andrew Lipow phân tích.
Tâm lý thị trường dường như không còn quá quan tâm đến việc dự trữ dầu thô tại Mỹ hạ đến hơn 5,85 triệu thùng trong tuần gần nhất.
Việc dự trữ nhiên liệu tại Mỹ giảm giúp bù đắp cho những nỗi lo về khả năng nhu cầu dầu tại Trung Quốc ở mức thấp. Theo số liệu từ hải quan Trung Quốc, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc tháng 7/2023 hạ đến 18,8% so với cùng kỳ năm trước xuống ngưỡng thấp nhất tính từ tháng 1/2023.
Lĩnh vực tiêu dùng tại Trung Quốc đồng thời rơi vào giảm phát, chỉ số giá cả sản xuất tại các nhà máy hạ mạnh trong tháng 7/2023 khi mà nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới chật vật trong việc khôi phục nhu cầu.
Một yếu tố quan trọng khác hỗ trợ cho giá dầu chính là việc nước xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới Saudi Arabia công bố kéo dài việc hạ sản lượng dầu ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày thêm một tháng nữa. Nga cũng công bố sẽ cắt giảm xuất khẩu dầu thêm 300.000 thùng/ngày trong tháng 9/2023.
“Quá trình tăng mạnh mới nhất của giá dầu có nguyên nhân trực tiếp từ nhiều nước xuất khẩu dầu lớn của thế giới bao gồm Saudi Arabia và Nga”, theo trưởng bộ phận phân tích tại tổ chức môi giới XM – ông Charalampos Pissouros.
Tính đến hết tuần trước, giá dầu thô có tuần tăng thứ 6 bởi nguồn cung của OPEC+ hạ sâu, ngoài ra nhiều người kỳ vọng vào khả năng nhu cầu dầu tại Trung Quốc phục hồi.
Vào ngày thứ Ba, Saudi Arabia tái khẳng định sự ủng hộ đối với các biện pháp sản lượng thận trọng của nhóm nước thuộc Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và đồng minh nhằm bình ổn thị trường.
Thị trường sẽ đặc biệt quan tâm đến chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2023 của Mỹ dự kiến được công bố vào ngày thứ Năm.
Nhập khẩu dầu tháng 7/2023 của Trung Quốc giảm đến 18,8% so với tháng liền trước và xuống mức thấp nhất tính từ tháng 1/2023, tuy nhiên vẫn cao hơn 17% so với cùng kỳ năm trước.
Nhìn chung, nhập khẩu dầu của Trung Quốc tháng 7/2023 giảm 12,4%, mức hạ như vậy sâu hơn so với mức 5% theo kỳ vọng. Xuất khẩu dầu thô của Trung Quốc hạ 14,5% so với mức hạ 12,5% theo dự báo của các chuyên gia.
Dù rằng số liệu kinh tế bi quan, một số chuyên gia phân tích hiện vẫn đang lạc quan về triển vọng nhu cầu nhiên liệu của Trung Quốc trong khoảng thời gian từ tháng 8 cho đến đầu tháng 10/2023.
Nhận định về nhu cầu dầu của Trung Quốc, chuyên gia phân tích thuộc quỹ CMC Markets – ông Leon Li cho rằng mùa cao điểm của hoạt động xây dựng và sản xuất dự kiến sẽ bắt đầu vào tháng 9/2023, tiêu thụ xăng cũng sẽ tăng lên.
Trong tuần trước, Saudi Arabia đã quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày cho đến tháng 9/2023. Dù rằng giá dầu Brent tăng lên trên mức 80USD/thùng, có thể Saudi Arabia đang nhắm đến ngưỡng cao hơn thế, chuyên gia phân tích về khai mỏ và năng lượng tại Ngân hàng Thịnh vượng Australia nhận định.
Dù vậy, các chuyên gia phân tích vẫn đang hoài nghi về việc trên thực tế mức cắt giảm sản lượng là bao nhiêu bởi trong khi Saudi Arabia giảm sản lượng thì nhiều thành viên khác thuộc OPEC lại tăng sản lượng, theo phân tích của chủ tịch quỹ Lipow Oil Associates tại Houston – ông Andrew Lipow.
Diễn biến của các đồng nội tệ châu Á liên quan nhiều đến kinh tế Trung Quốc
Các đồng nội tệ trong khu vực đã có nửa đầu năm tăng trưởng yếu khi mà thương mại suy giảm và liên tiếp các đợt nâng lãi suất của Fed ảnh hưởng làm tăng sức hấp dẫn của đồng USD.
|
Ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á
Đông Nam Á đã trải qua một giai đoạn dài với tư cách là một trung tâm sản xuất và hiện chiếm khoảng 8% xuất khẩu toàn cầu.
|