Nhà đầu tư bán mạnh dầu bởi bi quan về triển vọng nhu cầu
Giá dầu sụt mạnh dù dự trữ Mỹ hạ sâu nhất trong hơn 40 năm
Giá dầu trên khắp các thị trường của thế giới giảm sau khi Tổ chức Xếp hạng Tín nhiệm Fitch Ratings hạ xếp hạng tín nhiệm của chính phủ Mỹ.
|
Giá dầu bật tăng mạnh bởi loạt cam kết cắt giảm sản lượng
Saudi Arabia cho biết sẽ kéo dài quyết định cắt giảm sản lượng tự nguyện ước tính khoảng 1 triệu thùng dầu/ngày đến tháng thứ 3 liên tiếp đến hết tháng 9/2023.
|
Giá dầu hạ 1% trong phiên giao dịch ngày thứ Hai sau 6 tuần tăng liên tiếp khi mà nhà đầu tư chuẩn bị cho khả năng nhu cầu dầu từ Trung Quốc và Mỹ thấp hơn. Trung Quốc và Mỹ là hai nước tiêu thụ nhiều dầu nhất thế giới, theo nội dung bài báo mới được Reuters đăng tải.
Đóng cửa phiên giao dịch, giá dầu Brent giao hợp đồng tương lai tăng 90 cent tương đương 1,04% xuống 85,34USD/thùng trên thị trường London. Thị trường New York, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI hạ 88 cent tương đương 10,6% xuống 81,94USD/thùng.
Các chuyên gia phân tích nhấn mạnh đến việc giá dầu đã tăng 6 tuần liên tiếp, ngoài ra, từ tháng 9/2023, mùa cao điểm lái xe của nước Mỹ sẽ chấm dứt, cùng lúc đó, nhu cầu từ Trung Quốc được dự báo cũng giảm đi.
“Câu chuyện Trung Quốc đang dẫn dắt thị trường”, chuyên gia phân tích tại Again Capital – ông John Kilduff phân tích.
“Mùa cao điểm lái xe đang dần qua đi tại Mỹ. Nếu người tiêu dùng không cần xăng, họ cũng sẽ không cần quá nhiều dầu”, giám đốc bộ phận năng lượng tại công ty chứng khoán Mizuho Securities Mỹ - ông Robert Yawger phân tích.
Chỉ số đồng USD tăng so với các loại tiền tệ lớn trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, chỉ số đảo chiều sau khi sụt giảm trong phiên ngày thứ Sáu khi mà quan chức thuộc Fed đưa ra tuyên bố ủng hộ tiếp tục nâng lãi suất. Đồng USD mạnh hơn khiến cho dầu trở nên đắt đỏ hơn đối với nhà đầu tư sở hữu các loại tiền tệ khác.
Thống đốc của Fed - bà Michelle Bowman nói rằng việc có thêm các đợt điều chỉnh lãi suất nhiều khả năng là cần thiết để giảm tỷ lệ lạm phát của Fed xuống ngưỡng mục tiêu 2% của Fed.
Doanh nghiệp PERN vận hành hệ thống đường ống dẫn tại Ba Lan cho biết dự kiến sẽ nối lại hoạt động từ ngày thứ Ba. PERN hiện đang vận hành đường ống vận chuyển dầu sang Đông Âu, nỗi lo về khả năng nguồn cung thiếu hụt như vậy sẽ giảm bớt.
Trước đó PERN cho biết đã ngừng hoạt động vận chuyển khí đốt thông qua hệ thống Druzhba sau khi phát hiện ra hiện tượng rò rỉ vào ngày thứ Bảy.
Saudi Arabia, nước xuất khẩu dầu lớn nhất thế giới, trong tuần trước đã kéo dài hiệu lực của quyết định cắt giảm sản lượng. Đồng thời, đại diện chính phủ Saudi Arabia cũng nói đến việc sẽ có thể có thêm các biện pháp tương tự được áp dụng.
Cùng với các biện pháp cắt giảm sản lượng, Saudi Aramco vào ngày thứ Bảy đã nâng giá bán dầu thô chính thức sang châu Á đến tháng thứ 3 liên tiếp.
Nga cũng khiến cho tình trạng khan hiếm nguồn cung thêm căng thẳng bằng thông báo sẽ cắt giảm sản lượng ước tính khoảng 300.000 thùng dầu/ngày trong tháng 9/2023.
Số liệu kinh tế Trung Quốc vào tuần này sẽ thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư bởi thị trường cố gắng đánh giá lại ảnh hưởng từ các biện pháp kích cầu từ chính phủ Trung Quốc với nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.
Nhà đầu tư đồng thời cũng dõi theo diễn biến chỉ số giá tiêu dùng Mỹ vào ngày thứ Năm để có thể biết đường hướng chính sách tiền tệ của Fed.
Tổng cộng 27,92 triệu thùng dầu thô mỗi ngày đã được chuyển đến châu Á trong tháng 7, vượt mức cao kỷ lục trước đó (là 27,35 triệu thùng/ngày và cao hơn mức 27,53 triệu thùng/ngày của tháng 6, theo dữ liệu do Refinitiv Oil Research.
Cũng theo Refinitiv, phần lớn nhập khẩu dầu của châu Á tăng là do Trung Quốc. Refinitiv ước tính nhà nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã tiếp nhận 12,04 triệu thùng/ngày trong tháng 7, là tháng thứ ba liên tiếp nhập khẩu trên 12 triệu thùng/ngày.
Nga vẫn là nhà cung cấp hàng đầu cho Trung Quốc, với lượng hàng đến bằng đường ống và đường biển là 2,04 triệu thùng/ngày trong tháng 7, mặc dù giảm so với 2,56 triệu thùng/ngày của tháng 6 nhưng vẫn vượt mức nhập từ Saudi Arabia (1,82 triệu thùng/ngày trong tháng 7, giảm từ 1,94 triệu thùng/ngày trong tháng 6, theo dữ liệu của Refinitiv).
Việc Trung Quốc giảm nhập từ cả Nga và Saudi Arabia nhiều khả năng là kết quả trực tiếp từ việc cắt giảm sản lượng bổ sung được công bố bởi hai nước sản xuất hàng đầu trong nhóm các nước xuất khẩu OPEC+.
Trung Quốc đã tăng khối lượng mua từ các nước cung cấp dầu khác, đặc biệt là từ Angola, với lượng dầu nhận từ quốc gia miền nam châu Phi trong tháng 7 là 900.000 thùng/ngày, tăng gấp đôi so với mức 450.000 thùng/ngày của tháng 6 và gần gấp đôi mức trung bình 515.000 thùng/ngày trong nửa đầu năm 2023.
Diễn biến của các đồng nội tệ châu Á liên quan nhiều đến kinh tế Trung Quốc
Các đồng nội tệ trong khu vực đã có nửa đầu năm tăng trưởng yếu khi mà thương mại suy giảm và liên tiếp các đợt nâng lãi suất của Fed ảnh hưởng làm tăng sức hấp dẫn của đồng USD.
|
Ba yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á
Đông Nam Á đã trải qua một giai đoạn dài với tư cách là một trung tâm sản xuất và hiện chiếm khoảng 8% xuất khẩu toàn cầu.
|