Nhiều hỗ trợ giúp người nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng dịch COVID-19 ổn định cuộc sống
Người bán dâm hoàn lương sẽ được hỗ trợ thay đổi cuộc sống Các chính sách, dịch vụ tại mô hình thí điểm do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đang dự thảo, được kỳ vọng ... |
Nhiều ngân hàng hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng của COVID-19 Tính đến hiện tại, nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) đã tung ra các gói tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất hoặc giãn nợ ... |
Hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng nhiều nhất do tác động của dịch COVID-19
Theo thống kê của Bộ LĐ-TB&XH, hết năm 2019 cả nước có 1,3 triệu hộ nghèo và 1,23 triệu hộ cận nghèo. Tổng số khẩu (số người) thuộc 2 đối tượng này vào khoảng 10 triệu người.
Dịch COVID-19 bùng phát tại Việt Nam khiến cho cuộc sống của nhiều người lao động, người nghèo thêm chật vật, khó khăn. Những ngày giãn cách xã hội để hạn chế dịch COVID-19 lây lan, nhiều người nghèo, bán hàng rong, vé số… lâm vào cảnh mất việc vì không thể đi làm.
Theo đánh giá của Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) các hộ nghèo, cận nghèo và dễ bị tổn thương (hộ sản xuất nhỏ và người lao động phi chính thức) là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất do tác động của dịch COVID-19 và hạn hán ở khu vực phía Nam (vùng duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long).
Kết quả nghiên cứu của UNDP cho thấy dịch COVID-19 tạm thời đẩy 47,8% các hộ gia đình không nghèo vào thời điểm tháng 12/2019 xuống dưới ngưỡng nghèo (thu nhập 700 nghìn đồng cho nông thôn và 900 nghìn đồng cho khu vực thành thị).
Một người bán vé số ở chợ Bình Tiên, quận 6. Ảnh: NLĐ |
Ngoài ra, COVID-19 kết hợp với hạn hán, xâm nhập mặn đã làm giảm 55% doanh thu hộ gia đình; 54% hộ gia đình ở Bạc Liêu, Bình Thuận và Cà Mau phải đối mặt với các tác động cực đoan do tác động kép của dịch COVID-19 và hạn hán, xâm nhập mặn; trong giai đoạn giãn cách xã hội do dịch COVID-19, các hộ nghèo đã chi nhiều tiền nước, tiền điện và thực phẩm hơn; một số hộ gia đình đã phải bán gia súc của mình. Do đó, người nghèo và cận nghèo tại các khu vực này hiện gặp hạn chế trong việc cung cấp các nhu cầu cơ bản cho gia đình, bao gồm khả năng phòng chống COVID-19; thiếu các nguồn lực để mua nước dự trữ hoặc các vật dụng vệ sinh cần thiết để phòng chống COVID-19.
Ông Nguyễn Hữu Dũng - Nguyên Viện trưởng Khoa học Lao động (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) cho biết trên Tạp chí Thông tin và Truyền thông, điều đáng lo ngại nhất lúc này chính là việc gia tăng tỷ lệ người nghèo do dịch bệnh. Một số hộ vừa thoát nghèo thì nay có nguy cơ tái nghèo do bị thất nghiệp, mất việc làm. Đặc biệt là các hộ cận nghèo ở khu vực đô thị, lao động tự do, lao động di cư, nhóm này có khả năng bị tác động nhiều nhất.
"So với khu vực nông thôn, người nghèo ở đô thị là nhóm khó khăn nhất do giá cả sinh hoạt leo thang, họ lại không có công việc thu nhập ổn định. Chính bởi vậy, họ sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong việc duy trì cuộc sống tối thiểu" - ông Dũng nói.
Ông Dũng cũng cho biết thêm, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trong năm nay có thể sẽ gia tăng trong cả nước nếu như dịch bệnh, hạn hán xâm nhập mặn ở miền Nam không sớm bị đẩy lùi.
Chung tay hỗ trợ người nghèo, cận nghèo
Để chia sẻ một phần khó khăn, bảo đảm cuộc sống của người lao động, góp phần ổn định xã hội trước tình hình dịch bệnh, ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 15/2020/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 với giá trị 62.000 tỷ đồng. Theo đó, Hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo quốc gia trong danh sách đến ngày 31/12/2019 được hỗ trợ 250 nghìn đồng/khẩu/tháng. Thời gian áp dụng là 3 tháng, từ tháng 4 đến tháng 6/2020 và được chi trả 1 lần.
Tính đến ngày 12/5, TP.HCM đã hỗ trợ 32.538 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng với tổng số tiền hơn 48,7 tỷ đồng (đạt tỉ lệ 98,20%). Đối với đối tượng bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng Thành phố đã chi hỗ trợ cho 120.029 người (đạt tỉ lệ 96,5%) với tổng số tiền hơn 180 tỷ đồng và 100% hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn đã nhận hỗ trợ với tổng số tiền hơn 77,6 tỷ đồng.
Có thêm ATM gạo là người dân bớt đi gánh lo trong mùa dịch. Ảnh: Báo Đảng cộng sản |
Tính đến 20/5, Hà Nội cơ bản đã hoàn thành công tác chi trả cho 4 nhóm đối tượng (người có công với cách mạng, đối tượng bảo trợ xã hội, người thuộc hộ nghèo và cận nghèo). Đã có 385.516/385.683 người được nhận hỗ trợ với kinh phí là 474,2 tỷ đồng.
Trong đó, nhân khẩu thuộc hộ nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố: 20.891 người, với số tiền 15.663.250.000 đồng; nhân khẩu thuộc hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo của Thành phố: 116.852 người, với số tiền 87.616.000.000 đồng.
Trong thời gian giãn cách xã hội, các địa phương khu vực phía Nam đã có chính sách hỗ trợ thiết thực đối với người bán vé xổ số, trong đó đa số là người nghèo, người khuyết tật, người có hoàn cảnh khó khăn...
Theo báo Đảng cộng sản, tỉnh Bến Tre đã thực hiện hỗ trợ người bán vé xổ số dạo trên địa bàn tỉnh này với mức hỗ trợ 70 nghìn đồng/người/ngày, trong thời gian 15 ngày (tương đương 1,05 triệu đồng/người).
Tỉnh Hậu Giang có 3.345 người bán vé xổ số được hỗ trợ 900 nghìn đồng/người, tổng số tiền sẽ hỗ trợ là trên 3 tỉ đồng.
Tỉnh Long An hỗ trợ trên 7.000 hộ bán vé sổ xố, mức hỗ trợ 50.000 đồng/người/ngày, thời gian hỗ trợ 15 ngày. Tổng kinh phí hỗ trợ cho người bán vé xổ số bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 là trên 5,3 tỉ đồng.
Còn tại tỉnh Tiền Giang cũng hỗ trợ khoảng 2.500 người bán vé xổ số nghỉ bán vì dịch bệnh với số tiền cho mỗi người là 70 nghìn đồng/ngày.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức xã hội, doanh nghiệp, mạnh thường quân tự nguyện bố trí các “cây ATM gạo”, “Siêu thị hạnh phúc - 0 đồng” tặng quà, nhu yếu phẩm như mì ăn liền, trứng, nước mắm, dầu ăn, bột ngọt…nhằm hỗ trợ người dân khó khăn do dịch bệnh COVID-19 tại các tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, TP.HCM Hà Nam, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Khánh Hoà, Đà Nẵng, Đắk Lắk…
Ngoài ra, Ngân hàng chính sách xã hội đã thực hiện nhiều giải pháp theo quy định như: Gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, cho vay bổ sung đối với khách hàng vay vốn khó khăn do dịch, chưa trả được nợ gốc khi đến hạn… nhằm giúp người nghèo, cận nghèo khôi phục sản xuất, kinh doanh.
Những hành động thiện nguyện của Chính phủ, các tổ chức, cá nhân đã phần nào làm vơi bớt khó khăn của người dân nghèo, nhóm yếu thế trong xã hội, để không ai bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến cam go chống đại dịch COVID-19.
Khoảng 8,2 triệu người nhiễm Covid - 19 trên toàn thế giới Thế giới hiện ghi nhận gần 8,2 triệu ca nhiễm nCoV, trong đó số tử vong 440.578 người, khu vực Nam Mỹ hiện được xem là ... |
Hậu Giang: Hỗ trợ cho hơn 4.000 người bán vé số bị ảnh hưởng do Covid-19 Thực hiện chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Nghị quyết 42/NQ-CP của Chính phủ, tính đến ngày ... |