Trang chủ Chính trị - Xã hội Chuyện tuần này
20:20 | 11/06/2015 GMT+7

Nhiều câu hỏi khó, Bộ trưởng Hoàng nhận trách nhiệm

aa
Về ngành công nghiệp phụ trợ, Bộ trưởng Hoàng thẳng thắn "Bộ Công thương chịu trách nhiệm về vấn đề này".

nhieu cau hoi kho bo truong hoang nhan trach nhiem

Bộ trưởng Hoàng nhận trách nhiệm trong vụ các dự án thủy điện "nuốt" đất trồng rừng và bế tắc trước câu hỏi chậm phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội chiều 11- 6 về việc tại sao có nhiều nơi, nhiều doanh nghiệp không trồng rừng thay thế khi làm các công trình thủy điện. Những địa bàn không còn đất để trồng rừng thay thế thì xử lý thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai trong vấn đề cấp phép này?

Nhiều doanh nghiệp không trồng rừng thay thế khi làm thủy điện

Đại biểu Nguyễn Thái Học (Phú Yên) cho rằng đã có ý kiến yêu cầu nghiêm khắc xử phạt các doanh nghiệp không trồng rừng thay thế khi làm các công trình thủy điện.

"Nhưng với những địa bàn không còn đất để trồng rừng thay thế thì xử lý thế nào? Trách nhiệm thuộc về ai trong vấn đề cấp phép này? Đối với những người dân ở những dự án thủy điện vừa và nhỏ ở miền Trung khi nào được chính sách tái định cư?", ông Học nêu vấn đề

Đồng tình với việc cần xử lý nghiêm với các doanh nghiệp là các chủ đầu tư các công trình thủy điện chây ì không chịu thực hiện trách nhiệm trồng lại rừng khi triển khai dự án, Bộ trưởng Hoàng cũng thừa nhận hiện chưa có phương án xử lý đối với các dự án thủy điện đã cấp phép, nhưng không còn đủ đất để tiến hành lại việc trồng rừng.

"Với những địa phương không có quỹ đất thì có thể nộp tiền thay cho việc trồng rừng để địa phương bố trí trồng rừng ở nơi khác thay vào. Còn lúc phê duyệt cũng chưa tính đến yếu tố trồng lại rừng thay thế ở những nơi không có đất', Bộ trưởng Hoàng nhận trách nhiệm.
Bộ trưởng Hoàng cũng cho hay hiện Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn đang tiếp tục phối hợp xem xét, kiến nghị, cũng như đốc thúc, yêu cầu chủ đầu tư các công trình thủy điện vừa và nhỏ phải cam kết các phương án hỗ trợ, đền bù, tái định cư cho người dân trong khu vực một cách nhanh chóng hơn.

Đại biểu Thân Đức Nam (Đà Nẵng) quan tâm về công nghiệp phụ trợ, và thấy rằng tình hình chưa có chuyển biến đáng kể? Với ngành công nghiệp ô tô, phải chăng là do thiếu chính sách hỗ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ nên đã phá sản, dù đã tồn tại 20 năm qua?

Công nghiệp ô tô: Câu hỏi khó, Bộ trưởng loay hoay

Về ngành công nghiệp phụ trợ, Bộ trưởng Hoàng thẳng thắn "Bộ Công thương chịu trách nhiệm về vấn đề này" khi các chính sách hỗ trợ chưa phát huy được tác dụng hỗ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

Bộ trưởng Hoàng cho biết thêm văn bản dự thảo lần thứ 6 hỗ trợ ngành CN phụ trợ chưa được thông qua. "Hiện nay Bộ cũng chưa tìm ra được cách hỗ trợ cho DN cũng như công cụ hỗ trợ hiệu quả", Bộ trưởng Hoàng thừa nhận.Thậm chí, việc có cần thiết có thêm luật riêng về công nghiệp hỗ trợ hay không cho thành phần doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đang được bàn bạc xem xét.

Đặt vấn đề về việc Bộ trưởng nhận trách nhiệm tới đâu trong việc ban hành chính sách tạo điều kiện cho ngành công nghiệp hỗ trợ chậm phát triển, cũng như yêu cầu "cần biến việc nhận trách nhiệm thành hành động”, đại biểu Lê Trọng Sanh (TP.HCM) nêu thực trạng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào ngành công nghiệp ô tô không thực hiện đúng lộ trình cam kết nội địa hóa sản phẩm thì sẽ xử lý thế nào?

Bộ trưởng Hoàng tỏ ra khá bế tắc trước câu hỏi này và cũng không đưa ra được giải pháp thỏa đáng về ngành sản xuất ô tô trong nước đang có nguy cơ sụp đổ,

Bộ trưởng Hoàng thừa nhận: "về cá nhân tôi, tôi nhận trách nhiệm và cảm thấy mình còn một món nợ về việc ngành công nghiệp hỗ trợ chưa có nhiều chuyển biến, cũng như thiếu các chính sách thúc đẩy phát triển tích cực".

Bộ trưởng Hoàng giải thích thêm, do đây là quy định liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài, và "trước hết phải yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các cam kết". Tuy nhiên, có thực tế khi VN tham gia các hiệp định thương mại quốc tế, hoặc theo cam kết gia nhập Tổ chức thương mại thế giới thì yêu cầu nội địa hóa không còn nữa.

"Việt Nam một mặt đề nghị doanh nghiệp tiếp tục thực hiện, nếu có khó khăn thì phối hợp tháo gỡ. Nếu không thực hiện thì mới trao đổi với Bộ Kế hoạch - Đầu tư, thậm chí có kiến nghị với Chính phủ để có biện pháp giải quyết phù hợp", Bộ trưởng Hoàng khẳng định.

Điện là mặt hàng "lạ": Tăng giá, tăng giá rồi tăng giá!

Trong phiên họp Quốc hội chiều nay Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về xuất nhập khẩu, giá điện, giá xăng tăng...

Tiếp theo sau Bộ trưởng Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng là người kế tiếp trả lời phấn chất vấn của các đại biểu quốc hội.

Mở màn phần đăng đàn, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ huy Hoàng cho biết kỳ họp Quốc hội khóa 8 bộ nhận được 21 chất vấn của 19 đại biểu. Các kiến nghị đã được bộ cơ bản tập trung giải quyết và thực hiện.

Trong kỳ chất vấn này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng sẽ trả lời về những vấn đề quan trọng như phát triển thị trường trong nước trong bối cảnh nhu cầu hội nhập rất lớn. Vấn đề nghiên cứu, xử lý tình trạng dư thừa sản phẩm, trách nhiệm quản lý nhà nước trong các vấn đề liên quan đến điện năng...

nhieu cau hoi kho bo truong hoang nhan trach nhiem

Suy giảm xuất khẩu đáng lo ngại

Đặt vấn đề về tình hình suy giảm hoạt động xuất khẩu đáng lo ngại nhất là các mặt hàng nông nghiệp, thậm chí có mặt hàng ứ đọng, đổ bỏ, đại biểu Huỳnh Văn Tĩnh (Tiền Giang) còn nêu thực trạng hàng gian, giả, vật tư nông nghiệp, phân bón giả, kém chất lượng tràn lan làm ảnh hưởng đến thu nhập, sản xuất của người dân, cũng như giá vật tư nông nghiệp sản xuất tăng cao làm cho thu nhập của nông dân suy giảm.

Trả lời về vấn đề này, Bộ trưởng Hoàng thừa nhận 5 tháng đầu năm tình hình xuất khẩu một số hàng hóa trong đó nông sản có dấu hiệu suy giảm so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu nói chung chỉ tăng 7,8%, dẫn đến tăng trưởng chưa đạt được như mục tiêu Chính phủ đề ra 10%, là do nông sản gạo, thủy sản có giá thấp hơn, và xuất khẩu dầu thô chỉ bằng 50% so với năm trước. Chưa kể, một số thị trường xuất khẩu chính như Nhật, EU đang có tình trạng tỉ giá thấp.Tuy nhiên, ông Hoàng lại cho rằng suy giảm xuất khẩu những tháng đầu năm "chỉ mang tính nhất thời".

Bàn về đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp, Bộ trưởng Hoàng cho rằng các hiệp định thương mại tự do (FTA) sẽ là cơ hội đầu ra cho những sản phẩm nông sản VN.

“Liên quan đến đàm phán các hiệp định thương mại, chúng tôi nhận thức sâu sắc, mặc dù lĩnh vực nông nghiệp chỉ đóng góp 18% GDP nhưng giữ vai trò tác động đến 70% người dân. Chính vì vậy, ngành công thương khi đàm phán các hiệp định bao giờ cũng đặt vấn đề đối tác mở cửa thị trường cho các mặt hàng này. Và phần lớn các đối tác chấp nhận mở cửa đối với những sản phẩm này với thuế suất 0% hoặc thấp nhất có thể”, Bộ trưởng Hoàng thông tin.

Chẳng hạn với mặt hàng gạo, Bộ trưởng Hoàng cho biết hiện nay Việt Nam đã ký được các hiệp định và biên bản thảo thuận với 8 nước giúp tiêu thụ tổng khối lượng 5,5 triệu tấn/năm. "Đây chính là cơ sở quan trọng để chúng ta tiêu thụ gạo ổn định trong dài hạn", Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh.

Bộ trưởng làm gì khi điện tăng giá, tăng giá, rồi tăng giá?

Bức xúc về tình hình giá điện tăng vô tội vạ, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) nói thẳng: Điện là mặt hàng rất kỳ lạ "chỉ biết tăng giá, tăng giá, rồi tăng giá". "Việc tăng giá đáng lẽ ra người dân được lợi, nhưng bao giờ lý thuyết này mới đúng, thưa Bộ trưởng?", ông Cương hỏi.

Dù xác nhận "điện và xăng dầu là hai loại hàng hóa hết sức đặc biệt", và liên quan đến phần lớn đời sống người dân, doanh nghiệp, nhưng Bộ trưởng Hoàng lại nói "việc thực hiện về cơ chế giá vừa có theo cơ chế giá thị trường và có sự quản lý của nhà nước".

Bộ trưởng Hoàng cũng thừa nhận "mỗi khi đứng trước lần điều chỉnh giá điện, chúng tôi hết sức băn khoăn" và cho rằng trong tính toán "đã rất cẩn trọng để đảm bảo điều chỉnh giá điện theo đúng lộ trình của thị trường đồng thời giảm ảnh hưởng tác động đến người dân“. Bộ trưởng Hoàng cũng khẳng định "chúng ta làm điều chỉnh (giá - PV) tương đối tốt" (!).

Theo giải trình của Bộ trưởng Hoàng, từ tháng 8-2013 điều chỉnh giá thì đến tháng 3-2015 mới điều chỉnh lại. Việc điều chỉnh giá điện nằm trong chủ trương của chính phủ, đưa giá điện về theo đúng giá thị trường và dựa vào nhiều yếu tố tỷ giá, nguyên liệu hay kết cấu nguyên liệu thay đổi… Giải trình về việc tăng giá điện, Bộ trưởng nói, "Chính phủ cho phép nếu mức điều chỉnh dưới 10% thì giao cho Bộ Công thương phối hợp Bộ Tài chính xem xét".

Theo đó, ngành điện có 3 phương án tăng giá điện: 7,5% 8,5% và 9,5 % và các cơ quan liên quan đã nghe ngành điện báo cáo.

"Lần điều chỉnh vừa rồi rất đặc biệt là có ý kiến của cả 4 bộ theo hướng đồng ý. Việc điều chỉnh là cần thiết vì từ năm 2014 giá bán điện mới bắt đầu cao hơn giá thành, nhưng vẫn chưa theo kịp được giá thị trường. Nguyên nhân là do trước đây ngành điện được bảo hộ nên giá bán còn thấp. Nhưng từ năm 2016 trở đi, giá bán điện sẽ theo cơ chế thị trường", Bộ trưởng Hoàng nói.

Điều hành giá xăng dầu Bộ trưởng... lại hứa

Về cơ chế điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Hoàng cho hay mặc dù có nhiều ý kiến về việc điều hành giá xăng dầu theo nghị định 83, "nhưng giá xăng dầu đang đi đúng hướng. Với cách điều hành này, giá xăng dầu sẽ điều chỉnh theo giá bình quân 15 ngày từ thị trường Singapore", Bộ trưởng Hoàng nhấn mạnh.

Bộ trưởng Hoàng cũng cho biết bên cạnh cơ chế thị trường, Nhà nước cũng sử dụng công cụ thuế và quỹ bình ổn để đảm bảo không tăng giá quá mạnh. “Tôi đồng tình ý kến của đại biểu, sự biến động của hai mặt hàng này tác động đến đời sống doanh nghiệp, người dân”, Bộ trưởng Hoàng phân trần.

Giải pháp cho giá xăng dầu, giá điện và câu hỏi cho giá xăng, giá điện bao giờ chuyển theo cơ chế thị trường người dân vẫn đang chờ lời hứa thực hiện của Bộ trưởng Hoàng trong năm 2016.

Tiếp tục băn khoăn về cơ chế đều hành giá xăng dầu đại biểu Nguyễn Văn Hiển (Bà Rịa-Vũng Tàu) nói rằng người tiêu dùng đang phải gánh quá nhiều từ giá xăng dầu. "Đây là sự bất hợp lý", đại biểu Hiển nhấn mạnh.

Theo Bộ trưởng Hoàng, khi điều hành giá xăng dầu, cơ quan chức năng đã kết hợp hài hoà lợi ích giữa người tiêu dùng, doanh nghiệp và Nhà nước.

"Nghị định 83 mới thực hiện được 6 tháng, bên cạnh mặt tốt cũng có những điều cần điều chỉnh trong đó có liên quan đến chi phí định mức và lợi nhuận định mức. Bộ trưởng nói xin tiếp thu ý kiến của đại biểu và cùng các ban ngành xem xét lại", Bộ trưởng Hoàng...lại hứa tiếp.

Theo TTO

Nguồn:

Tin bài liên quan

Các tin bài khác

330 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

330 người chết, mất tích do bão số 3 và mưa lũ

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), các địa phương thống kê thiệt hại đến 17 giờ ngày 12/9, bão số 3 và mưa lũ đã khiến 330 người chết và mất tích (226 người chết, 104 người mất tích).
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đặt sức khỏe, tính mạng của người dân lên trên hết, trước hết

Tối 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã làm việc với lãnh đạo tỉnh Lào Cai và các bộ, ngành liên quan về công tác, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3

Thủ tướng Chính phủ quyết định hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3

Ngày 9/9/2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định số 943/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3.
Các tỉnh thành khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão số 3

Các tỉnh thành khẩn trương khắc phục hậu quả sau bão số 3

Sau bão số 3, các tỉnh thành Bắc Bộ chịu ảnh hưởng nặng nề. Chính quyền các địa phương đang nỗ lực khắc phục hậu quả sau bão.

Đọc nhiều

Cần Thơ tổ chức đoàn giao lưu hữu nghị tại Pháp

Cần Thơ tổ chức đoàn giao lưu hữu nghị tại Pháp

Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Cần Thơ và Hội hữu nghị Việt - Pháp thành phố Cần Thơ vừa tổ chức đoàn giao lưu hữu nghị tại Pháp.
Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Cộng đồng người Việt tại Nhật: tổ chức hai giải bóng đá quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại bởi bão số 3

Ngày 15/9, tại Nhật Bản đã diễn ra đồng thời 2 giải bóng đá của cộng đồng người Việt ở cả 2 miền Nam - Bắc của xứ sở Mặt Trời Mọc, nhằm phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào các tỉnh phía Bắc đang chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 3 (bão Yagi).
Ông Đặng Vũ Nhật Thăng tái đắc cử Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Hungary thành phố Hà Nội

Ông Đặng Vũ Nhật Thăng tái đắc cử Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Hungary thành phố Hà Nội

Ngày 14/9 tại Hà Nội, Hội hữu nghị Việt Nam - Hungary thành phố Hà Nội (Hội) tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029.
[Ảnh] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ

[Ảnh] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ

Những hình ảnh người nước ngoài dầm mình trong nước lũ tiếp tế lương thực cho bà con ở Lào Cai, Thái Nguyên hay cần mẫn dọn dẹp cây đổ sau bão tại Quảng Ninh đã để lại ấn tượng sâu sắc. Sự sẻ chia không biên giới này không chỉ là nghĩa cử đẹp, mà còn thể hiện tình người, tình đoàn kết giữa bạn bè quốc tế và người dân Việt Nam trong lúc khó khăn, hoạn nạn.
Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Trung tâm y tế đảo Trường Sa cứu ngư dân bị tai nạn trên biển

Ngày 11/9, một ngư dân bị tai nạn, đứt lìa cổ chân được các y, bác sĩ Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) cứu chữa kịp thời và bàn giao bệnh nhân đưa vào vào bờ tiếp tục điều trị.
Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển, đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” năm 2024.
Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Vùng 1 Hải quân đã tìm thấy thêm một thi thể ngư dân mất tích trên biển

Sáng 10/9, Vùng 1 Hải quân vẫn tiếp tục phối hợp cùng các lực lượng tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển.
inforgraphics 11 dai hoc viet nam dat tieu chuan nuoc ngoai
video su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
video ca nuoc huong ve dong bao vung bao lu
su doan ket cua nguoi viet trong con bao yagi gay an tuong voi ban be quoc te
nhung viec nen va khong nen lam khi bao yagi do bo
8 thang nam 2024 khach du lich quoc te den ha noi tang 42
inforgraphics ngay hoi van hoa huu nghi sac mau asean
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Phiên bản di động