Nhiễm trùng vết thương: Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý, chữa trị đơn giản nhất
Giảm đau cơ khi tập thể dục: 7 cách đơn giản không cần dùng thuốc |
6 cách đơn giản sau sẽ giảm thiểu tác hại do ngồi nhiều |
Nhiễm trùng vết thương là gì?
Nhiễm trùng vết thương hiểu đơn giản là vi khuẩn xâm nhập vào da, các vi khuẩn này có nguồn gốc từ hệ vi khuẩn chí trên da hoặc vi khuẩn từ các bộ phận khác của cơ thể hay từ môi trường bên ngoài. Vi khuẩn gây nhiễm trùng phổ biến nhất là Staphylococcus aureus và các loại staphylococci khác.
Những dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương và cách xử lý đơn giản nhất |
Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi từ phạm vi tại chỗ vết thương đến toàn thân, điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể gây tử vong.
Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được.
Các biến chứng toàn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào, viêm tủy xương hoặc nhiễm khuẩn huyết (vi trùng xâm nhập vào máu và có thể dẫn đến viêm toàn thân).
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng vết thương
Vết thương chảy dịch màu vàng, xanh lá cây hoặc có mùi hôi
Nếu vết thương của bạn bị chảy mủ, thì có 2 yếu tố bạn cần quan tâm về lượng mủ này: đó là mùi và màu sắc. Nếu bạn quan sát thấy mủ chảy ra từ vết thương có màu xanh lá cây và/hoặc có mùi khó chịu, thì đó là dấu hiệu gần như chắc chắn rằng bạn đã bị nhiễm trùng và cần đến gặp bác sỹ.
Nhưng nếu mủ của bạn có màu vàng, thì bạn lại không cần phải quá lo lắng. Mủ màu vàng thực ra chính là các mô hạt và điều này cho thấy, quá trình lành vết thương đang diễn ra một cách bình thường.
Vết thương hay gần vết thương đau nhiều, sưng hoặc đỏ tấy
Các vết thương thông thường sẽ bị đau ngay khi bị thương, do có sự “chiến đấu” giữa các tế bào bạch cầu chống lại sự xâm nhập của các loại vật thể lạ bao gồm cả vi khuẩn gây nhiễm trùng và sau đó cơn đau sẽ giảm dần. Vì vậy, khi vết thương không có dấu hiệu giảm đau, sưng trong thời gian khoảng 2-3 ngày sau khi bị thương nghĩa là vết thương của bạn có khả năng đã bị nhiễm trùng.
Thay đổi màu sắc hoặc kích thước vết thương
Bình thường, dấu hiệu sưng đỏ hay còn gọi là viêm quanh vết thương chỉ là một đáp ứng miễn dịch của cơ thể khi có sự xâm nhập của vi sinh vật. Tuy nhiên, nếu vết thương có hiện tượng sưng và phù nề kéo dài sau 4- 6 ngày bị thương thì đó là một dấu hiệu cho thấy vết thương của bạn đang bị nhiễm khuẩn.
Sốt
Khi vết thương của bạn đã có những dấu hiệu trên kèm sốt cao 38.5- 40 độ C, bạn không nên tự xử lý vết thương tại nhà mà nên có sự can thiệp của nhân viên y tế để có được phương pháp điều trị đúng cách kèm các loại thuốc kháng sinh phù hợp.
Cách chữa trị nhiễm trùng vết thương kịp thời
Nếu vết thương bị đỏ nhẹ, hãy thấm hoặc chườm nước muối (pha theo công thức 2 muỗng cà phê muối hòa với một lít nước), sau đó lau khô vết thương. Thực hiện 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Tuy vậy nếu vết thương đã được khâu lại thì không được ngâm nước do sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Nếu có những dấu hiệu dưới đây từ vết thương hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất:
Bị sốt quá cao không rõ nguyên nhân.
Vết thương gây đau đớn nhiều.
Xuất hiện vệt đỏ kéo dài ngay vết thương.
Hiện tượng nhiễm trùng xảy ra trên bề mặt vết thương.
Nạn nhân có vẻ rất yếu ớt.