Nhật đáp trả sự xâm nhập của Trung Quốc ở Hoa Đông
Trung Quốc gia tăng xâm lấn Biển Đông bằng ngôn từ |
Tàu chiến Úc, Mỹ, Nhật đoàn kết đương đầu với Trung Quốc ở Biển Đông |
Nhật Bản đang cải thiện sức mạnh của lực lượng phòng vệ biển, bao gồm cải tạo tàu sân bay trực thăng Izumo thành tàu sân bay hạng trung có khả năng chở theo tiêm kích F-35B - Ảnh: AFP |
Báo cáo công bố ngày 30-7 của Sáng kiến Minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) của Mỹ cho thấy Nhật Bản đã biến các đảo nhỏ trong chuỗi đảo nằm chắn ngang đường ra Thái Bình Dương của hải quân Trung Quốc thành những tiền đồn quân sự.
AMTI nhận định tranh chấp đối với quần đảo Senkaku mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư đang nóng lên trước sự xâm nhập chưa từng có của tàu Trung Quốc và các động thái đáp trả từ Nhật Bản.
CNN dẫn phát biểu của viên phi công lái chiến đấu cơ của Nhật – đại tá Takamichi Shirota cho biết hơn 2 lần mỗi ngày, các phi công lái chiến đấu cơ của Nhật lại nghe còi hụ báo động vang lên, đó là lúc họ sẵn sàng ngồi vào buồng lái, xuất kích “con chim sắt” sẵn sàng bay chặn bất cứ chuyến bay xâm nhập nào của các đối thủ vào không phận Nhật Bản.
Đại tá Shirota nhận định số lần xâm nhập này có khả năng tăng thêm trong thời gian tới.
“Số vụ bay chặn ngăn các hành vi xâm phạm không phận tăng tên nhanh chóng trong vòng thập kỷ qua, đặc biệt là ở khu vực không phân phía tây nam của Nhật’ – vị đại tá này nói với CNN. Ông cho biết “Khoảng 70% số vụ ngăn chặn xâm nhập được tiến hành bởi lực lượng phòng không Nhật Bản diễn ra ở khu vực này”.
Khu vực không phận tây nam mà ông đề cập bao gồm khu vực quần đảo Điếu Ngư/Senkaku đang là điểm nóng tranh chấp với Trung Quốc. Đây là một nhóm đảo đá, không thích hợp để sinh sống nhưng toạ lạc ở vị trí địa chiến lược hiện đang do Nhật quản lý.
Các bộ phận của chính phủ Nhật Bản đã nhấn mạnh sự thù địch ngày càng tăng của Trung Quốc. Đầu tháng này, Bộ Quốc phòng Nhật cảnh báo rằng Trung Quốc đang cố gắng thay đổi hiện trạng ở biển Hoa Đông và Biển Đông, và họ xếp Trung Quốc là mối đe dọa lâu dài nghiêm trọng hơn Triều Tiên.
Theo AMTI, ngoài một đơn vị tên lửa phòng không đã được triển khai tới đảo Okinawa, Nhật đã xây dựng thêm các căn cứ mới cho lực lượng tên lửa trên các đảo Amami Oshima, Miyako và Ishigaki trong 2 năm trở lại đây.
Các căn cứ này được trang bị tên lửa phòng không Type 03 và tên lửa chống hạm Type 12 có tầm bắn bao trùm quần đảo Senkaku. Nhật cũng âm thầm phát triển biến thể mới của Type 12 có thể bắn từ máy bay tuần thám P-1 và một loại tên lửa chống hạm siêu âm khác cho mục đích "bảo vệ các đảo ở xa".
Tờ Japan Times hồi tháng 7 dẫn các nguồn thạo tin cho biết các máy bay chiến đấu của Nhật đã bay tuần tra mỗi ngày, "từ sáng đến tối" trên biển Hoa Đông.
Một mệnh lệnh mới cũng được đưa ra: các tiêm kích F-15 của Nhật tại Okinawa phải xuất kích ngay sau khi máy bay J-11 của Trung Quốc cất cánh, không được chờ chúng có dấu hiệu tiến vào không phận rồi mới phản ứng như trước. Giờ đây, mỗi máy bay Trung Quốc sẽ đối mặt với 4 tiêm kích Nhật thay vì 2 như trước.
Máy bay của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản bay qua quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Ảnh: Kyodo. |
Trong Sách trắng Quốc phòng năm 2020 được xuất bản trong tháng 7, Tokyo đã ghi nhận áp lực được Bắc Kinh tạo ra xung quanh quần đảo Senkaku.
Sách Trắng nhấn mạnh: "Trung Quốc đã không ngừng tiếp tục những nỗ lực đơn phương để thay đổi hiện trạng bằng cách gây sức ép lên các khu vực biển xung quanh quần đảo Senkaku, dẫn đến một vấn đề nghiêm trọng. Hải quân và Không quân Trung Quốc trong những năm gần đây đã mở rộng và tăng cường các hoạt động của họ ở các vùng biển và không phận xung quanh Nhật Bản, và có những trường hợp liên quan đến hoạt động leo thang một từ một phía”.
Sách Trắng quốc phòng của Nhật cho biết những năm qua Tokyo đang nỗ lực hành động để đáp ứng thách thức này, với các máy bay chiến đấu mới, được dự kiến đưa vào biên chế như chiến đấu cơ tàng hình F-3, đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Nhật Bản cũng đã bắt đầu nhận máy bay tiêm kích tàng hình F-35 do Mỹ thiết kế, được coi là tốt, hoặc tốt hơn bất cứ thứ gì Trung Quốc có vào lúc này.
AMTI bình luận Nhật đã phản ứng một cách rất khôn ngoan khi biến vị trí địa lý thành lợi thế. Thay vì cố gắng đóng tàu lớn để đua với Trung Quốc ở Senkaku, Nhật giữ cán cân quân sự trong khu vực được cân bằng nhờ vào vũ khí trên các đảo gần đó.
Giới quan sát nhận định nỗ lực hòa giải quan hệ với Trung Quốc của Thủ tướng Nhật Abe Shinzo đang gặp gió lớn trước sự trỗi dậy của phái chủ trương cứng rắn với Bắc Kinh.
Trung Quốc lên tiếng về việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ tại Thành Đô Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, việc đóng cửa Tổng lãnh sự quán Mỹ là bởi một số nhân viên có ... |
Việt Nam bác bỏ phát ngôn "Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông từ 2.000 năm trước" của bà Hoa Xuân Oánh Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam phủ nhận Trung Quốc có hoạt động ở Biển Đông từ 2.000 năm trước, đồng thời kêu ... |
Trung Quốc dân sự hóa các đảo của Việt Nam để độc chiếm Biển Đông Sau phán quyết của Tòa trọng tài Biển Đông về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc năm 2016, Trung Quốc một mặt ra sức ... |